Recent Posts

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Văn Lang Chiến Sự 1

QUỐC BẢO CHÂN KINH

VĂN

LANG

CHIẾN

SỰ

1

THIÊN ẤN     THIÊN BÚT

GÒ HỘI

ĐỨC PHỔ     QUẢNG NGÃI

2005

Đinh Hùng Chung


QUYỂN 4



PHẦN 39

Nói về Trung Đại Nhân cùng các quan tướng chờ đợi Diệp Lang trở về, nhưng đã hết canh ba sang canh tư, có người lo lắng nói sao lâu thế, thời có quân vào báo có cha con Tây Thục Vương cần gặp Đích Tôn Vương Tử, thấy ai nấy cũng làm thinh. Ngọc Thiên Hương lên tiếng mời Vương Gia vào. Trung Hoài Nghĩa nói sao hiền muội lại nói thế, Thiên Hương chỉ biết làm thinh. Lúc sau cha con Vương Thục Gia vào các quan tướng đứng dậy chào cha con Vương Thục Gia. Thục Vương Gia thấy vắng mặt Diệp Lang hỏi, Tôn Vương sao không thấy ở đây? Trung Đại Nhân thưa, bẩm Vương Gia Tôn Vương có chuyện đi vắng chưa trở về, Tây Thục Vương nghe Trung Đại Nhân nói thế thở dài lo lắng đi tới đi lui. Cũng may là Diệp Lang cũng vừa về tới, Diệp Lang thấy Tây Thục ở đây vô cùng kinh ngạc, vì thời gian cấp bách Tây Thục đi luôn vào vấn đề, kể lại tất cả tình hình cho Diệp Lang nghe rồi nói Triệu Công Tiển là tay vô cùng lợi hại. Diệp Lang nghe xong liền nghỉ giải pháp tiêu diệt địch, ý nghỉ hai người giống hệt nhau, rồi đưa đến một kết luận thống nhất. Tây Thục Vương viết vội mật thư đưa cho Thục Di trở lại thành Kiến Giao trước khi trời sáng. Để phối hợp binh cơ thêm một số vấn đề, Tây Thục Vương mới từ biệt Diệp Lang cỡi Long Câu phi vùn vụt trở lại Tam Giang Tây Châu thời trời đã sáng tỏ ánh bình minh đã trở về đem lại sự ấm áp cho quê hương. Nói về Diệp Lang tiển Tây Thục Vương xong trở vào hội họp cùng các quan tướng. Diệp Lang hỏi Hung Nô sát nhân là người thế nào? Thấy ai cũng lặng thinh, Lạc Tiên nói Hung Nô sát nhân là chúa tể của quân Hung Nô là tay khắc tiếng hung ác, có sức mạnh hơn người, pháp thuật Phù Thủy vô cùng lợi hại. Không hiểu vì sao giặc Ân thu phục được chúng, cuộc họp kết thúc ai về chổ nấy vì suốt đêm không ngủ có người cũng đã thấm mệt.

Nói về doạnh trại của giặc Ân, cách thành Kiến Giao không xa, im lìm một cách kỳ lạ, sự im lìm có chủ ý, cũng giống như con hổ báo nhẹ nhàng yên lặng trước khi chụp bắt con mồi. Triệu Công Tiển ra lịnh:

Lưu Tây nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm một vạn quân trời vừa xâm tối mai phục ở phía Nam rừng Sầm Dương cứ để cho quân Văn Lang đi qua một cách an toàn, chận đánh lúc trở về hậu cứ Tam Giang Tây Châu. Tuân lịnh.

Lưu Tây là Vương Quan đất Mân dòng dõi Công Lưu là vị Vương Quan có võ nghệ cao cường điều binh khiển tướng tài tình nỗi tiếng ở đất Bắc.

Hạ Hạo nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm 5 vạn quân phục kích ở phía Tây Bắc sát thành Kiến Giao khi màn đêm đã buông xuống, chờ quân Văn Lang ra khỏi thành tấn công vào doanh trại của chúng ta, thời xua quân một nữa đánh bọc sau quân Văn Lang đánh tới làm cho quân Văn Lang rối loạn, một nữa xông vào chiếm lấy thành Kiến Giao Châu bắn pháo hiệu lịnh, tức thời rút hết 5 vạn quân vào thành. Tuân lịnh. Hạ Hạo là vương quan đất Ngụy thuộc dòng dõi con nhà tướng, có tài điều binh khiển tướng xuất thần nhập quỷ, với cặp song chùy nặng 120 cân xưa nay đã từng làm khiếp đảm đối thủ.

Địch Thi nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm 4 vạn quân phục kích cách doanh trại về hướng Đông Nam, chờ cho quân Tam Giang Tây Châu tấn công vào doanh trại của ta một hồi, thời quân ta tiến ra xé đôi lực lượng của chúng, một nữa từ sau lưng chúng đánh bật tới, một nữa dồn ép quân Văn Lang thối lui chạy về rừng Sầm Dương. Tuân lịnh.       Địch Thi là vị tướng ở đất Ngân phía tây sông Hoàng Hà, có sức mạnh kinh người, sử dụng thanh Đại Đao nặng hơn trăm cân, vào trận địa như vào chỗ không người, một vị tướng vô cùng lợi hại.

Ngụy Tôn nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân thống lảnh một vạn quân cố thủ doanh trại, khi thấy quân Văn Lang tấn công từ hướng Đông Bắc, Đông Nam quá mạnh, thời bỏ doanh trại rút lui về hướng Tây chờ lịnh. Để cho quân Văn Lang cánh Đông Nam, cánh Đông Bắc đánh lầm nhau, chúng ta đứng ngoài ngư ông đắc lợi. Tuân lịnh. Ngụy Tôn là con lớn của Ngụy Vương nước Ngụy, có tài xạ thủ bắn 1 lần ba bốn tên điều trúng đích, nỗi danh là Thần Tiển ai nghe đến cũng đều kinh sợ.

Triệu Công Vương nghe lịnh:  có thuộc hạ, con điểm 5 nghìn quân tinh nhuệ, 50 kỵ binh thiết giáp tấn công vào doanh trại Tam Giang Tây Châu, đốt sạch, quét sạch kho lương thực, kho binh khí, kho dụng cụ phương tiện hậu thuẩn cho ba cánh quân Tây Giang Châu, Tây Dương Châu, Kiến Giao Châu. Rồi đến kết hợp với quân Lưu Tây tại rừng Sầm Dương, chận đường rút lui của chúng tiêu diệt sạch không cho một tên nào chạy thoát. Tuân lịnh. Triệu Công Vương là con lớn của Triệu Công Tiển, Triệu Công Tiển luôn luôn đặc kỳ vọng ở con người nầy, sau thay thế ông làm nên nghiệp lớn. Điều binh khiển tướng đâu vào đấy xong thở phào nhẹ nhổm cùng sư huynh là Man Công, 5 nghìn quân rút êm về hướng Tây Bắc cách doanh trại hơn hai dặm nằm im chờ đợi kết quả. Thế là một thế cờ ảo diệu, một mẻ lưới tung ra hốt sạch quân Văn Lang.

Sự thành công hay thất bại còn phải chờ xem đấu trí của hai nhà quân sư gia. Và những gì chờ đợi rồi nó cũng sẽ đến, một ngày trôi qua nhanh chóng, ông mặt trời sắp lặng xuống núi, những con mảnh hổ đang mài vuốt, những con sói, cáo đang mài răng chờ đêm đến là lao vào xé xác con mồi.  Mây trắng bồng bềnh lang thang trôi mãi, cũng không ai đoán được mây sẽ trôi về đâu. Còn dưới đất thì sao, một cuộc tranh hùng sắp xảy ra một mất một còn. Ông mặt trời vội vã xuống núi, quê hương chìm lần trong màn đêm u tối, tiếng vó ngựa hình như đang vội vã họ đi về đâu nhỉ, ánh sao đêm nói còn đi về đâu nữa, đi đến nơi mà con người cần đến. Nơi doanh trại giặc Ân hơn 12 vạn quân mới đây vẫn còn đông đúc, thế mà chớp mắt doanh trại giờ đây chỉ còn thưa thớt hơn 1 vạn quân. Họ đi đâu nhỉ? Gió nói ngươi không thấy ư, mây nói thấy rồi thấy rồi họ đang giăng bẩy bắt mồi, những con mồi béo bở. Các vì sao cố gắng tỏa sáng hơn để nhìn rõ lòng mưu mô thủ đoạn tham lam tàn bạo, hầu mong chiếm đoạt non sông Tổ Quốc của người, ôi quả thật là ghê gớm. Tiếng côn trùng rỉ rả thâu đêm có lẻ chúng không màng gì đến danh lợi. Tổ Tiên Khai Hóa hiện thân Đức Cha Trời truyền dạy, cuộc đấu tranh nào cũng thế, kết cuộc Chánh Nghĩa bao giờ cũng thắng Phi Nghĩa, Tà phải diệt vong còn Thánh thời hưng thịnh và gió lại thở dài nói với mây, nếu con người cứ u mê chạy theo dục vọng xấu xa thời bao giờ mới thấy được thiên đàng Cực Lạc, làm chủ Vũ Trụ, giang sơn mà Tổ Tiên đã tạo lập nên, để lại cho nhân loại con người, những con người biết nghe lời Tổ Tiên Cha Trời dạy bảo. Những kẻ tranh giành chiếm đoạt kết quả thời chẳng được những gì, gieo gió gặt bão, ác lai ác báo, kết cuộc mang tiếng ác linh hồn đọa lạc ngàn đời. Lòng Trời không bao giờ nghiêng về phía ác, hể làm ác thời nghịch lại lòng Trời. Nên kinh giáo đã dạy, làm thiện Trời gián trăm điều phước, làm ác Trời giám trăm điều họa mà tội ác xâm lược là thứ tội ác mà cán cân công lý Vũ Trụ không bao giờ tha thứ, giặc Ân sẽ bị nghiền nát như tương.
**************


PHẦN 40

Đây nói về quân Ân phục kích ở phía Nam rừng Sầm Dương, nghe tiếng quân binh duy chuyển rầm rộ, thời hiểu đó là quân Văn Lang ở Tam Giang Tây Châu đã xuất quân, bọc theo phía Nam rừng Sầm Dương phải nói đến gần nữa đêm đoàn quân mới đi qua hết. Tức thời nơi rừng Sầm Dương một bóng ngựa nhắm hướng Tây Tây Bắc lao vút đi như bay, đó là tên thám báo tài năng do Triệu Công Tiển phái đi nắm bắt tình hình thu nhập tin tức của địch. Triệu Công Tiển cùng Man Công nóng lòng chờ đợi tin tức ở người nầy. Bổng tiếng ngựa vang lên rồm rộp từ xa mỗi lúc một gần và rồi tên thám báo cũng đến. Bẩm Chủ Soái quân Tam Giang Tây Châu đã đi qua rừng Sầm Dương rồi đông lắm, có lẽ giờ nầy cách doanh trại ta hơn 10 dặm cuối giờ sửu sẽ tới. Triệu Công Tiển nở nụ cười sản khoái, đông gì mà đông, chỉ trên dưới 5 vạn quân mà thôi, thế là địch tàn đời Tam Giang Tây Châu chỉ còn mấy tên ở lại canh giữ, lát nữa đây Tam Giang Tây Châu chỉ là cụm khói đống tro tàn thế là xong đời một lũ ngốc.
Không bao lâu tên thám báo thứ hai từ thành Kiến Giao Châu đến báo. Bẩm Chủ Soái cổng thành Kiến Giao Châu đả mở toan, quân Văn Lang ùa ra đông như kiến, đang tiến về doanh trại của chúng ta nhưng chưa tấn công. Chu Công Minh nói chúng chờ cánh Đông Nam quân Tam Giang Tây Châu tấn công trước, tên thám báo kinh ngạc nghỉ Chủ Soái tiên đoán không sai một chút nào.

Tên thám báo thứ ba ở phía Đông Nam doanh trại báo cáo khẩn cấp. Bẩm Chủ Soái quân Tam Giang đến rồi sắp tấn công. Triệu Công Tiển vừa nghe xong thời pháo lịnh tử chiến màu đỏ, quân Văn Lang cánh Đông Nam đã bắn lên. Tức thời quân reo dậy đất ngựa hí vang trời, chiêng trống vang rền kinh thiên động địa. Quân Văn Lang tấn công vào doanh trại giặc Đông Nam, Đông Bắc như vũ bão. Quân Ân cố thủ chống trả quyết liệt một lúc sau rồi rút êm, đèn đuốc tối ôm. Ngụy Tôn rút quân xong tới gặp Triệu Công Tiển nói, quân ta đã rút hết ra khỏi doanh trại, Triệu Công Tiển khen khá lắm, Triệu Công Tiển nhìn về doanh trại nghe gươm đao giáo mác mỗi lúc một thêm dữ dội đèn đuốc tối ôm, khoái chí cười nói khi chúng nhận ra nhau thời đã sưng đầu bể tráng, trận nầy ông cho lũ ngươi đi chầu Địa phủ.

Nơi doanh trại giặc trận chiến vẫn xảy ra rầm trời rầm đất nhưng chẳng thấy tên lính nào bị thương hay tử nạn. Bổng thấy Thục Lao, Thục Liêu xuất hiện nơi doanh trại giặc, Thục Lao nói nhỏ với Thục Liêu chúng ta đóng tuồng hay lắm, hảy chuyển sang phương án ba. Thì ra quân Văn Lang đóng kịch làm như đang chiến đấu dữ dội, đánh lừa quân Ân mà thôi, phương án ba là từ chiến đấu chuyển sang phương án phục kích, làm chủ động mọi tình thế.

Nói về Hạ Hạo nghe quân reo ngựa hí gươm Đao giáo mác dậy trời, thời biết thời cơ đã đến, một nữa tấn công chiếm lấy thành, một nữa đánh bọc đằng sau đánh tới tiêu diệt quân Văn Lang. Không ngờ quân Ân rơi vào ổ phục kích quá bất ngờ trở tay không kịp bị quân Văn Lang vồ như mèo vồ chuột, quân Ân rối loạn chống trả không lại chết thôi là chết.

Câu chuyện là thế nầy, một nữa tấn công thành do Hạ Hạo trực tiếp chỉ huy khi 2 vạn 5 nghìn quân nhanh như cơn lốc kéo đến cổng thành, thời ôi thôi cổng thành đã đóng kín mít, quân Ân rơi vào ổ phục kích, tên lao phóng bắn như mưa, quân Ân bất ngờ chống trả không lại rơi vào thế hoang mang bị động trúng tên trúng lao chết thôi là chết.

Nói về 2 vạn 5 nghìn quân do phó tướng chỉ huy đánh bọc phía sau quân Văn Lang đánh tới nhưng không thấy quân Văn Lang đâu cả chỉ nghe Đao Kiếm xảy ra nơi doanh trại mỗi lúc một ít dần. Tưởng là quân Văn Lang đã sụp bẩy tổn thất la liệt, gậy ông đập lưng ông và nghỉ đây là cơ hội tấn công vào doanh trại ăn thịt những con mãnh hổ đã bị thương dưới bầu trời mờ ảo khói lửa đêm đen. Không ngờ giặc Ân đã lọt vào ổ phục kích trong trại ngoài trại, tên, lao phóng bắn xối xã quân Ân bất ngờ chẳng kịp trở tay, phó tướng giặc Ân bị tên lao hạ gục tại chỗ, quân Ân rối loạn lại thêm rắn mất đầu đạp lên nhau chạy tháo lui trở lại.     

Cánh quân Hạ Hạo khác gì đạp lên nhau chạy tháo lui, tình thế quân Ân vô cùng hổn loạn, pháo đỏ trên thành Kiến Giao Châu bắn lên báo hiệu tử chiến, cổng thành liền mở toan, quân Văn Lang ùa ra như nước vỡ bờ, kết hợp cùng quân phục ở ngoài xông lên tiêu diệt quân Ân như sấm sét. Thục Lao thấy pháo lịnh liền xua quân từ ngoài đánh ập vô. Thục Di từ trong thành đánh thốc ra, kẹp quân Ân vào giữa, tình thế vô cùng nguy khốn quân Ân chết phơi như rạ.

Tướng giặc Hạ Hạo biết mình đã trúng kế tình thế nguy cấp đến nơi, ức khí xung thiên múa song chùy vùn vụt như giông bão nện xuống quân Văn Lang như thát đổ, quân Văn Lang như đàn sói đấu với hổ dữ, người nầy ngã xuống người khác xông lên, quân Văn Lang chết la chết liệt. Bổng nghe tiếng quát như sấm một người phi ngựa xông ra chận đứng Hạ Hạo lại. Hạ Hạo như người điên cuồng, xông tới song chùy nện ầm ầm hét lớn nạp mạng đây. Người cản đường Hạ Hạo không ai khác hơn chính là Thục Di, thấy tướng giặc dũng mãnh như vậy, không dám chống đở song chùy, phi ngựa sang một bên ra lịnh xạ tiển, tức thời hàng trăm mũi tên xé gió lao vào khắp người Hạ Hạo, áo giáp sắt Hạ Hạo quá dày nên chưa hạ gục Hạ Hạo được. Cuối cùng Hạ Hạo cũng bị tên xuyên trúng vào vai, kinh hoảng xua quân mở đường mau tẩu thoát theo hướng Tây chạy thục mạng 5 vạn quân giờ chỉ còn lại hơn nghìn người thê thảm vô cùng thê thảm.
Đúng là:
Cọp đà sa lưới có ra chi
Nanh vuốt còn nguyên, chẳng được gì
Ba chân bốn cẳng, chuồng tẩu thoát
Kinh hồn bạc vía, phi tẩu phi
Điểm lại ba quân, liền té ngữa
Năm vạn đi đời, lệ sầu bi
Trời Nam nào dễ xơi dễ nuốt
Gặp phải Tiên Rồng, hết ngõ đi

Đây nói về Địch Thi tướng giặc dẩn 4 vạn quân phục kích cách doanh trại về hướng Đông Nam hơn hai dặm, chờ quân Tam Giang Tây Châu tấn công vào doanh trại, thời đưa quân tấn công vào khúc giữa xé đôi lực lượng quân Tam Giang ra, một nữa quân đánh bọc sau lưng quân Tam Giang đánh tới làm cho quân Tam Giang không biết đâu mà chống đở quân Ân dễ bề tiêu diệt.

Một nữa dồn ép quân Tam Giang thối lui chạy về rừng Sầm Dương rơi vào họng sói. Địch Thi nghe chiến trận xảy ra rền trời rền đất nơi doanh trại, biết là thời cơ đã đến liền ra lịnh tấn công, lạ thay quân Tam Giang khi thấy quân Ân từ nơi phục kích tuông ra tấn công, không chống trả tự động tách đôi, một nữa dồn nhanh về doanh trại của giặc, một nữa rút lui chạy ngược lại về hướng Sầm Dương.

Nói về quân Ân từ nơi phục kích xông ra chưa đánh mà quân Tam Giang đã bỏ chạy, một nữa chạy ngược trở lại hướng Sầm Dương, phó tướng giặc thấy thế xua quân rượt đuổi chém giết quân Tam Giang hơn hai dặm thời không thấy quân Tam Giang đâu nữa vô cùng kinh ngạc. Không hiểu vì sao lại như thế, thời nghe quân reo ngựa hí vang trời pháo lịnh tử chiến đã bắn lên không, tức thời tên lao hai bên đường bắn phóng vào giặc Ân như vũ bão. Biết trúng kế sa vào bẫy địch, phó tướng giặc ra lịnh rút nhưng quân Ân đã bị bao vây bốn phương tám hướng, mặt trước mặt sau chỗ nào cũng có quân Tam Giang Tây Châu đánh tới, quân lính tuy ngan ngữa nhau nhưng quân Ân rơi vào tình thế bất lợi bị động hổn loạn, hoang mang, tiến lui mất phương hướng. Quân Tam Giang làm chủ thế trận, tiến lui có qui củ, nên quân Ân không chống trả nỗi, càng lúc càng bị diệt vong, phó tướng giặc Ân tử nạn, quân Ân như rắn mất đầu cố vùng vẩy một hồi rồi tất cả về chầu âm phủ.

Nói về Địch Thi thấy quân Tam Giang Tây Châu bỏ chạy thấy hơi lạ, nhưng lại nghỉ chúng đã chạy vào con đường chết liền thúc quân rượt theo tới doanh trại nhưng kỳ lạ thay quân Tam Giang biến đi đâu mất. Địch Thi còn đang ngơ ngác thời pháo lịnh tử chiến đã bắn lên. Tức thời quân reo dậy đất ngựa hí vang trời, chiêng trống ầm ầm, tên lao hai bên phóng bắn xối xã như mưa.

Biết là trúng kế sa vào bẫy địch, Địch Thi ra lịnh rút lui nhưng quân Ân lúng túng rối loạn, trước tình thế dồn ép tấn công xối xã của quân Tam Giang, tiến không được lui không được. Lọt vào họng giáo tên chết la chết liệt, Địch Thi như người điên cuồng hét la như sấm phi ngựa xông vào quân Tam Giang chém xuống ầm ầm, ra lịnh cho đội quân thiết giáp tấn công mở đường rút lui. Tây Thục Vương ra lịnh cho đội quân thiết giáp xông ra chận đứng đội quân thiết giáp của giặc, Địch Thi phi ngựa vụt qua đầu người tấn công đội quân thiết giáp của Tam Giang Tây Châu, chỉ nghe ầm ầm đùng đùng đinh tai nhức óc, đội quân thiết giáp chịu không nỗi sức nặng của thanh Đại Đao hơn trăm cân chém tới người nào trúng phải không chết thời cũng trọng thương, áo giáp đồng tên lao khó mà xuyên thủng, thế là đội quân thiết giáp của giặc xông lên phá vở vòng vây, trận chiến vô cùng khốc liệt.

Thục Liêu thấy giặc Ân sắp phá vỡ vòng vây liền xua quân chận lại nhưng đội quân thiết giáp của giặc quá mạnh, quân Tam Giang thiệt hại vô cùng, đội quân thiết giáp Tam Giang bị Địch Thi điên cuồng đánh cho tan tác. Tình thế đảo ngược bất lợi cho quân Tam Giang, Tây Thục Vương không còn cách nào hơn, phi ngựa ra hét lớn lũ giặc Ân các ngươi phải chết, Địch Thi thấy Tây Thục Vương xuất đầu lộ diện liền nghỉ muốn cứu nguy tình thế phải giết tên cầm đầu nầy, liền bỏ đội quân thiết giáp phi ngựa tới giết Tây Thục Vương.

Tây Thục Vương liền rút Kiếm Quang Tiên Thiêm Bảo Kiếm ra, tức thời hào quang chóa mắt sấm sét ầm ầm, Kiếm khí tuôn ra mù mịt, Địch Thi hoảng sợ giục ngựa tìm đường tháo chạy. Nào để con mồi chạy thoát, Tây Thục Vương vung kiếm lên không, chém tới Địch Thi, thời khủng khiếp thay Kiếm khí cuồn cuộn tuôn ra mang theo cả sấm sét chém xuống Địch Thi cả người lẩn ngựa nát như tương, Tây Thục Vương chỉ kiếm sang giặc Ân, tức thời sấm sét đánh chết không kịp ngáp gần 2 vạn quân nháy mắt chết sạch. Tây Thục Vương bàn hoàng ngơ ngác sửng sốt trước sự tàn sát đến khủng khiếp của Tiên Thiên Bảo Kiếm, Tây Thục Vương quên đút Kiếm vào vỏ, sấm sét mỗi lúc một to làm cho quân Văn Lang muốn vỡ mạch máu mà chết. Tây Thục Vương như sực tỉnh đút Kim Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm vào vỏ, tức thời hào quang sấm sét biến mất, chiến trường lũ giặc tan thây nát thịt, nhìn bãi chiến trường Thục Liêu lắc đầu lẩm bẩm nói, đây là lần đầu tiên ta nhìn thấy sự tàn khốc của Tiên Thiên Bảo Kiếm Trấn Quốc do Hùng Quốc Tổ truyền lại.
Quốc Tổ Vua Hùng Đức Chí Linh
Thần thông trí huệ, thật khiếp kinh
Bảy thanh bảo Kiếm, trùm hoàn vũ
Trấn Quốc Trời Nam, Đạo quang minh
Báu vật trao tay, truyền hậu thế
Ngoại xâm khiếp vía, thất hồn kinh
Sấm dậy trời Nam, nền chân lý
Huệ gươm truyền xuống diệt yêu tinh.

Nói về Triệu Công Tiển cùng 5 nghìn quân rời khỏi doanh trại về hướng Tây hơn dặm ở đấy theo dõi cuộc chiến. Nghe nơi doanh trại Đao Kiếm rền vang thời khoái chí nói với Man Công, trận nầy thắng lớn là nhờ cái tài khai thác của Man Huynh. Man Công đắc ý cười ha hả, chỉ chút nhỏ mọn có chi là công. Man Công lo lắng nói sao chưa thấy pháo hiệu của ta bắn lên mà chỉ thấy pháo hiệu của địch bắn không. Triệu Công Tiển tự tin nói, pháo hiệu của chúng là pháo hiệu tử chiến mở màng, còn pháo hiệu của ta là pháo hiệu chiến thắng, có lẽ quân ta đang bận ăn thịt những con dê cuối cùng, Triệu Công Tiển nói xong thời cảm khoái vô cùng. Bổng thấy hào quang từ nơi chiến trận ở phía Đông Nam tua tủa phóng lên kèm theo cả sấm sét ầm ầm đùng đùng đinh tai nhức óc. Man Công tự nhiên hoảng sợ hỏi chuyện gì thế, chuyện gì thế?

Triệu Công Tiển bây giờ mới thật sự kinh hãi tự hỏi chuyện gì đã xảy ra, không lẽ không lẽ, Triệu Công Tiển mặt mày tái xanh tái ngắt, không lẽ bảy thanh Bảo Kiếm Trấn Quốc là có thật. 

Triệu Công Tiển như kẻ mất hồn thời có quân thám báo mình đầy thương tích hớt ha hớt hãi miệng nói không ra lời. Bẩm Chủ Soái, quân ta chết sạch rồi. Triệu Công Tiển hốt hoảng ngươi nói sao, tên thám báo thều thào lặp lại, sấm sét đánh chết hết rồi, y nói xong thời hồn lìa khỏi xác trút hơi thở cuối cùng.

Triệu Công Tiển chết điếng, thời có quân thám báo về báo. Bẩm Chủ Soái, 5 vạn quân chiếm thành không được rơi vào ổ phục kích, bị quân Kiến Giao xơi tới tấp, quân ta khó mà sống sót. Triệu Công Tiển đứng lên không nỗi ngồi bệch xuống đất. Man Công nói. Sợ cái gì, là bảy thanh Bảo Kiếm Trấn Quốc, sao chưa nghe sư phụ nói. Triệu Công Tiển còn đang ngơ ngác bởi cú xốc hãi hùng, thời nghe tiếng quân chạy toán loạn, thấy một người binh giáp tả tơi phóng ngựa đến la lên Chủ Soái chạy mau, quân Văn Lang sắp đuổi tới nơi. Triệu Công Tiển hốt hoảng ra lịnh rút, tức thời 1 vạn 5 nghìn quân nhắm hướng Bắc Tây Bắc lao đi. Đi hơn 7-8 dặm thời cho quân dừng nghỉ vì lúc ấy trời đã sáng tỏ, Triệu Công Tiển cho người điểm lại quân binh, thời chỉ còn 2 vạn 5 tướng thời rả rời cả tay chân, than vắng thở dài buồn rầu khôn xiết, trời hại ta rồi, nghỉ đến con lớn của mình là Triệu Công Vương giờ nầy không biết ra làm sao?
**************


PHẦN 41

Đây nói về Triệu Công Vương theo lịnh của cha là Triệu Công Tiển điểm 5 nghìn quân chủ lực cùng 50 kỵ binh thiết giáp đến phục kích gần doanh trại Tam Giang Tây Châu 5-6 dặm, chờ cho quân Tam Giang ra khỏi trại, độ chừng qua khỏi rừng Sầm Dương thời đột nhập tấn công vào doanh trại giết sạch, đốt sạch, phá sạch. Rồi kéo quân đến rừng Sầm Dương hiệp với quân Lưu Tây, chận đường rút lui quân Văn Lang còn sống sót tiêu diệt.

Làm chủ chiến địa Tây Bắc Văn Lang, Triệu Công Vương cho quân phục kích ẩn núp đâu vào đó, liền cho quân thám báo bám sát theo dõi động tịnh quân Tam Giang Tây Châu, thời thấy quân Tam Giang Tây Châu đã kéo ra lần lượt tiến về hướng rừng Sầm Dương cho đến tận trời tối mới hết ước lượng hơn 4 vạn quân.

Triệu Công Vương nghỉ nghe cha nói quân Tam Giang chỉ trên dưới 5 vạn mà thôi, ta đến hơi muộn vì giặc đã xuất quân rồi nếu không ta sẽ ước lượng được số quân còn lại trong trại là bao nhiêu. Đúng là cha nào con nấy đều là cáo già mưu mẹo giang xảo đầy người, Triệu Công Vương ước lượng quân Tam Giang đã đi khá xa từ đầu hôm tất cả đều ra khỏi trại, giờ nầy là nữa đêm có lẽ thời cơ đã đến. Để chắc ăn hơn Triệu Công Vương cho quân thám báo mò gần doanh trại nghe ngóng động tỉnh, quân thám báo trở ra nói, bẩm tướng quân có lẽ doanh trại không còn bao nhiêu quân, chỉ thấy vài tên lảng vảng mà thôi, có lẽ quân Văn Lang nghỉ không bao giờ ta sẽ tới đây nên không có một chút phòng bị. Triệu Công Vương nghỉ cha đã tính thời đời nào sai, liền ra lịnh tấn công 5 nghìn quân cùng kỵ binh thiết giáp ùa vào doanh trại nhanh như cơn lốc.

Triệu Công Vương giật mình toàn doanh trại chỉ là trống không, không một bóng người, không thấy kho binh khí, kho lương thực đâu cả, không lẽ cha đã tính sai liền cho quân lục lạo tìm kiếm một hồi, cũng chỉ là doanh trại trống không.

Triệu Công Vương còn đang ngơ ngác, thời bốn phương tám hướng quân reo dậy đất, tên lửa bắn vô doanh trại đỏ cả trời, gặp lúc nhiều ngày trời oi bức, không mưa, doanh trại bốc cháy dữ dội, thui nướng giặc Ân như nướng heo, nướng chó, những con còn sống nhảy ra con nào thì tên, lao, Đao, Kiếm xơi con nấy.

Kỵ binh thiết giáp giặc Ân mở đường giải vây cho Triệu Công Vương trốn thoát. Nhưng nào có dễ như vậy, đã sa vào hang cọp chỉ còn cách là chui vào bao tử cọp cho xong, quả đúng vậy kỵ binh thiết giáp Văn Lang túa ra xơi đẹp, đội kỵ binh thiết giáp của giặc ngã gục chẳng còn một tên. Năm nghìn quân giờ chỉ còn phân nữa cùng Triệu Công Vương cố phá vòng vây tẩu thoát nhưng làm sao thoát nỗi vì những con mãnh hổ đang đói thèm lũ giặc Ân.

Thục Châu điều động quân binh siết chặt vòng vây, đội quân xạ tiển phát động ra tay hàng nghìn mũi tên xé gió nhắm Triệu Công Vương lao tới ôi thôi còn gì vì cuồng ngông xâm lược đành bỏ mạng tại đây, năm nghìn quân chẳng còn một mạng, hồn sa địa phủ.
Đất Nam nào phải để xơi.
Tan thây nát thịt, đầu rơi chiến trường
Văn Lang Rồng thét Cọp gầm
Xơi quân xâm lược mấy tần giặc qua
Xâm lược tội ác khó tha
Thay Trời hành Đạo, giặc sa đường cùng
Trời Nam con cháu Tiên Rồng
Ra tay trừng trị giặc thù ngoại xâm
Giữ gìn non nước cha ông
Chủ quyền Độc Lập muôn năm đời đời
Nước non non nước sáng ngời
Văn Lang đẹp mãi, muôn đời Văn Lang
Giặc Ân thây chất như non
Ra đi xâm lược, hết mong ngày về
Giặc Ân chết thảm chết thê
Chết vì ô nhục, chết hề chết điên
Ác danh truyền tụng triền miên
Cho đời nguyền rủa ác danh đời đời.

Đây nói về Lưu Tây tướng giặc theo lịnh của Triệu Công Tiển dẩn 1 vạn quân mai phục ở rừng Sầm Dương chờ nuốt những con nai thoát chết, nhưng chờ mãi không thấy quân Văn Lang thua chạy, trời đã chuyển hừng đông chim chóc phát hiện có người bay loạn xạ kêu réo inh ỏi, Lưu Tây linh cảm như có điều chẳng lành sắp xảy ra. Và đúng vậy, có quân vào báo, vẻ mặt có vẻ sợ hãi. Bẩm tướng quân, quân Văn Lang bao vây rừng Sầm Dương rồi, Lưu Tây nghe thế nhìn lên trời than thở thế là hết, quân ta đã thất bại, Lưu Tây ở trong rừng cố thủ chờ đợi một phép màu nào đó xoay chuyển tình thế. Mặt trời càng lúc càng lên cao, càng nắng gay gắt, kỳ lạ hơn là có ngọn gió Tây Nam thổi mạnh, cọng thêm cái nóng gay gắt.

Tây Thục Vương, Thục Lao. Thục Liêu, Thục Châu đã xác định được vị trí nơi giặc phục kích ở hướng Tây Nam của khu rừng, nhờ qua chim chóc bay toán loạn. Đối với giặc ngoại xâm thời người nào người nấy đều đáng tội chết cả, có thể nói dư tội chết nữa là khác.

Tây Thục Vương ra lịnh tấn công, tức thời tên lửa bắn vào rừng Sầm Dương đỏ trời, 10 vạn quân Văn Lang bao vây trùng trùng lớp lớp, con kiếm cũng khó mà lọt huống chi là con người. Một trận hỏa công khủng khiếp, rừng Sầm Dương lửa dậy ầm ầm, ngọn lửa bốc cao vài chục mét hơi nóng khủng khiếp, ai nhìn thấy cũng phải ghê sợ, gió lửa thi nhau tàn sát quân giặc.

Nói về giặc Ân thấy lửa đạp lên nhau tìm đường tẩu thoát, la ré vang động cả khu rừng, những con chuột giặc phóng ra liền bị vòng vây đàn Linh Miêu xơi đẹp. Đang lúc ấy có nhà tiên tri thông thái đằng vân bay về Đông Hải, nhìn thấy cảnh ấy lắc đầu thở dài nói. Những trận đánh thế nầy con cháu Văn Lang về sau không sao tránh khỏi đại họa, giặc chết đã đành, kéo theo côn trùng thảo mộc muôn loài cầm thú cũng bị thiêu rụi, đâu cũng là cơ trời, giặc chết nơi nào thời loạn li phản quốc sinh ra nơi đó, nói xong đằng vân bay mất.
Có bài thơ rằng:
Tưởng đâu xâm lược đất trời Nam
Vơ vét báu châu, lắm bạc vàng
Nào hay hỏa ngục, bày trước mắt
Lửa thù lửa hận, đốt ra thang
Bốc mùi hôi thúi xông đất Bắc
Báo tin hung dữ mất chồng con
Trời Nam sừng sững nền Quốc giáo
Dễ đâu Chồn Cáo lấn quân sang.
*         *         *

Lưu Tây nhớ hỡi Lưu Tây
Hồn về hỏi tội chủ nhân nhà người
Xâm lược tội lớn bằng trời
Chủ quyền còn đó sao người chẳng tuân
Xâm lược còn tội nào hơn
Thay trời trừng trị, có chi lạ lùng
Ở đời phải hiểu luật đời
Nếu còn xâm lược ắt thời tiêu vong.
**************


PHẦN 42

Đã quân xâm lược nước Nam
Khó mong thoát chết nát tan phen nầy
Rồng Tiên quân tướng bủa vây
Trùng trùng điệp điệp, khắp nơi trùng trùng
Văn Lang con cháu Tiên Rồng
Đồng Bào ruột thịt chung cùng ra tay
Đánh tan lũ giặc ngoại xâm
Hiếu trung tỏ rạng thiên thu đời đời.

Đây nói về Triệu Công Tiển bại trận, chạy trốn thục mạng nghỉ là mình đã thoát khỏi tầm tay truy sát của quân Văn Lang nên cho quân tạm nghỉ. Triệu Công Tiển nỗi tiến là tay cáo già đầy mưu mẹo, đã tính cái gì thời khó mà sai, không hiểu vì sao lần nầy dẫn đến thất bại thê thảm ê chề, ngồi u sầu ủ rủ bơ phờ than thở mãi. Man Công thấy thế an ủi nói, thua kèo nầy gầy kèo khác, nói thời nói nhưng nghỉ đến hào quang sấm sét thời kinh hoàng. Bổng nghe quân reo dậy đất, ngựa hí vang trời, chiêng trống ầm ầm, Triệu Công Tiển thất kinh hồn vía, quân Văn Lang như quỷ như ma chỗ nào cũng có cứ theo bám sát lão. Triệu Công Tiển ức khí xung thiên, không còn gì nữa để mà sợ hãi, thét lớn có giỏi thời ra đây đấu với ta cho đáng mặt anh hùng. Có đây tức thời một tướng trẻ uy phong lẩm lẩm xuất hiện. Triệu Công Tiển định lao ra một còn một mất với chúng, thời có người nói để thuộc hạ, chúng ta không còn con đường để mà thoát, quyết tử tại đây, người nói ấy không ai khác hơn là Hạ Hạo, với cặp song chùy nặng 120 cân, sát khí đằng đằng.

Ngọc Thiên Hương thét lớn không xong rồi định phi ngựa ra, bổng có người nói để thằng giặc đó cho tôi, tức thời phi ngựa phóng vút ra nói tướng quân Hoài Nghĩa để tôi đánh trận đầu cho, tướng quân đứng ở ngoài lượt trận, người nói ấy không ai khác hơn là Đại Lực tướng quân, với cặp song chùy nặng hơn trăm cân, đúng là kỳ phùng địch thủ, Long tranh Hổ đấu.

Nói về Đích Tôn Vương Tử Diệp Lang sau khi tiển Tây Thục Vương xong trở về căng lều, suốt đêm không ngủ tính toán quyết định một nước cờ, không ai được quấy rầy cho đến trưa hôm sau, thời tập trung quan tướng phân bổ lực lượng như sau.

Trung Đại Nhân, Trung Hoài Nghĩa, Đại Lực tướng quân, An Lạc Tiên, Ngọc Thiên Hương thống lảnh 3 vạn quân tức tốc đến phục kích tại huyện Kiến An, cách thành Kiến Giao về hướng Bắc Tây Bắc 8-9 dặm phục kích ở đó, tạm thời do Đại Lực tướng quân thống lảnh chỉ huy. Tuân lịnh.

Diệp Lang kêu tên mật thám đến nói, ngươi tức tốc đem thư đến gần rừng Sầm Dương chờ đợi ở đó, khi nào quân ta kéo đến bao vây rừng Sầm Dương thời đưa phong thư nầy cho Thục Vương Gia. Tuân lịnh.    

Cái Thế Thần Quân nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân dẩn 4 vạn quân tức tốc tới huyện Hà Giang cách rừng Hà Lâm về hướng Đông Đông Nam 5-6 dặm phục kích ở đó chờ đợi lịnh. Tuân lịnh. Phân bổ lực lượng xong Diệp Lang liền phi ngựa đến thành Tây Dương Châu gặp Thục Chăm, Thục Mân, Thục Cương cùng các tướng lỉnh khác.

Nói về Đại Lực tướng quân theo lịnh của Diệp Lang thống lảnh ba quân tướng sỉ tức tốc lên đường đến huyện Kiến An phục kích chờ đợi giặc thua chạy ngang qua đây tấn công tiêu diệt. Cuối canh ba nghe sấm sét vang trời, không hiểu là chuyện gì xảy ra, cho đến gần sáng cũng không thấy quân Ân thua chạy đến, hay là chúng ta đã phục kích sai. Mặt trời ló dạng quân thám báo phi ngựa về báo, quân Ân đã thua chạy gần tới nơi. Đại Lực tướng quân liền ra lịnh tất cả vào vị trí chuẩn bị chiến đấu.

Nói về Triệu Công Tiển cùng 2 vạn quân chạy thục mạng về hướng Bắc Tây Bắc hơn 7-8 dặm nghỉ là đã an toàn, nào hay quân Văn Lang như ma quỷ chỗ nào cũng có như Thiên la địa võng khó mà thoát thân, không còn con đường nào khác là tử chiến, thế là cuộc đụng độ giao chiến một còn một mất tiếp tục xảy ra.

Nhìn Long Hổ giao tranh, cát bụi đá chạy cuồng phong nỗi dậy ù ù. Đại Lực tướng quân hét lớn, nạp mạng đây tức thời cặp song chùy như tia chớp nện xuống đầu Hạ Hạo tướng giặc. Hạ Hạo cũng thét lớn cho ngươi chết, cặp song chùy như cơn lốc tung lên đón đở đùng đùng ầm ầm, thiên lôi địa chấn. Hạ Hạo vì chiến đấu suốt đêm nên sức lực giảm sút, thế mà vẫn đánh ngan ngữa với Đại Lực tướng quân. Với chiêu Kim Kê sát thủ, cặp song chùy biến hóa kỳ diệu tung về địch thủ như sấm sét, Đại Lực tướng quân hét chết nầy. Hạ Hạo bay lên không né đòn, dùng chiêu Đại Bàng sát thủ, cặp song chùy vồ xuống đầu Đại Lực tướng quân như trời giáng, Đại Lực tướng quân phi ngựa né qua một bên, ầm ầm cát bụi mù mịt dưới đất bị song chùy nện xuống thành một hố sâu. Đến bây giờ Trung Hoài Nghĩa mới thật sự kinh hoàng, biết mình không phải là đối thủ của Hạ Hạo, có lẽ giờ nầy mình đã tan xương nát thịt rồi.

Triệu Công Tiển đứng ngoài lượt trận thấy Hạ Hạo chưa hạ gục tướng địch, nghỉ đến cảnh nhục nhã thua trận đi tiêu hơn 10 vạn quân, tức thời hai con mắt tóe lửa, thổi ra một đạo khí phong định giết chết Đại Lực tướng quân. Lạc Tiên thấy thế hét lớn, yêu tặc hổn láo tức thời vận lực vào Nhật quang bảo chiếu, chiếu đến đón đở luồng khí phong sắc bén như gươm định hạ sát Đại Lực tướng quân, ầm ầm kinh thiên động địa Triệu Công Tiển lảo đảo hình như lão đã bị thương, Trung Hoài Nghĩa tức giận phi ngựa vào chém Triệu Công Tiển hét lớn con cáo già đê tiện, ngày tận số của ngươi. Thiệu Công Tiển cũng hét lớn cho ngươi chết lại thêm một cặp Long Hổ tranh hùng. Thanh Long Đao của Tiệu Công Tiển vô cùng lợi hại, biến hóa như ma quỹ làm cho Trung Hoài Nghĩa phải lúng túng. Ức khí xung thiên nghỉ đến cái chết của chị mình Ngọc Linh Châu, thời máu hận tuôn lên ngùn ngụt. Thanh đại đao tức thời như con Rồng nổi gió, với chiêu Quỹ Ảnh Ma Đao chơm chớp giáng xuống đầu Thiệu Công Tiển. Thiệu Công Tiển nào chiệu kém tức tốc thổi ra một luồng kình phong chống trả. Kết hợp với chiêu U Hồn Đoạt Mạng Đao, rét rét, đùng đùng, ầm ầm. Hai bên chấn động nội thương đều ọc ra máu. Thiệu Công Tiển quyết hạ gục đối thủ liền niệm chú thả con Kiêm Thiền ra. Tức thời ánh sáng lạ bay lên không. Ngọc Thiên Hương thấy thế kinh hoảng, phi thần Mã bay ra phóng năm Đạo chỉ quang vao ánh sáng ấy. Ánh sáng ấy không những chăng sao, còn lao vào tấn công Ngọc Thiên Hương. Ngọc Thiên Hương kinh hoảng phi ngựa bay tạc sang bên né tránh. Nhưng ánh sáng vẩn bám sát tấn công Ngọc Thiên Hương. Ngọc Thiên Hương chưa hiểu đó vật gì mà kỳ bí như vậy. Thời trúng liền ba mũi tên, từ dưới đất bắn lên. Thiên Hương thét lên, Lạc Tiên Trung Đại Nhân vô cùng kinh hãi.

Đây nói về Ngụy Tôn là tay xạ tiển số một của tướng lỉnh giặc Ân. Một lúc có thể bắn ra ba bốn mũi tên cùng một lúc hạ gục ba bốn con chim đang bay trên bầu trời. Ngụy Tôn đứng ngoài theo dõi trận đấu. Thấy nữ tướng quân Nam cỡi ngựa bay ra thời kinh ngạc. Lại không mang áo giáp, bận lo chống trả với con Kiêm Thiền. Liền buôn cung hạ thủ Thiên Hương, ba mũi bắn lên đều trúng đích. Trúng ngực, trúng bụng, trúng tim.

Nói về cuộc chiến mỗi lúc mỗi thêm sôi động từng cặp, từng cặp đấu với nhau long trời lở đất. Đại Lực tướng quân càng đánh càng hăng. Phi ngựa tới, phi ngựa lui múa song chùy vùn vụt thần tốc kinh người nện xuống ầm ầm, nhìn thấy mà khiếp vía. Hạ Hạo hư con Chó đã bị dồn ép vào đường cùng. Thời những đòn chí tử tung ra để liều mạng với đối thủ, không cần biết đến tánh mạng của mình, ầm ầm, đùng đùng liên miên bất tận.
Chiến trường Long Hổ tranh nhau
Chùy qua chùy lại xiết bao kinh hồn
Ầm ầm trận địa dập dồn
Các bay đá chạy mịt mù dậy non
Đại Lực thi tiển tuyệt chiêu
Cuồn phong nỗi gió tuôn ra bão gầm
Hạ Hạo bị ép đường cùng
Ra đòn chống trả ầm ầm cứu nguy
Đại Lực nào có sợ chi
Chưởng gầm Chùy thét lấy đi đầu thù
Hạ Hạo bỏ mạng đi đời
Đại Lực uy dũng sáng ngời tài ba.

Bên kia Thiệu Công Tiển còn gì nữa để mà sợ chết. Tung ra những đòn chí tử chém tới ào ào như thát tuông sấm nổ.Hoài Nghĩa đã lường trước, dốc hết sức bình sanh thi tiển tuyệt chiêu. Vô Ảnh Ma Đao đến cảnh xuất thần nhập hóa cả Đao lẩn người biến mất, chỉ thấy một luồn Đao phong cuộn tới. Thiệu Công Tiển đâu cần gì đến mạng sống liền thi tiển chiêu U Hồn Ma Đao chiêu cuối cùng. Tức thời ánh Đao chơm chớp lóa cả mắt biến thành luồn khói đen chống trả lại luồng đao phong cuộn tới ầm ầm, ầm ầm đinh tai nhứt óc hai người lảo đảo ngả quỵ miệng ọc ra máu. Có lẻ Thiệu Công Tiển nặng hơn vì đã lớn tuổi.
Ánh Đao chơm chớp dậy núi non
Long tranh Hổ đấu, mất một còn
Ầm ầm trận địa, rền Đao Pháp
Sống chết kề bên, tất tất gan
Vì nước quên thân, trừ giặc ác
Kể chi sống chết, cứu lầm than
Hai bên gục ngả trào ọc máu
Cứu chủ chiêng rền trống nổ rang
Hai bên binh lính ào xông tới
Cứu chủ xông vào kiếm cung vang.

Nói về Ngọc Thiên Hương trúng liền ba mủi tên thét lớn, ai cũng nghỉ nàng rơi xuống đất mà chết. Nhưng sự việc xảy ra hết sức bất ngờ. Tiếng thét Thiên Hương không phải vì đau đớn mà vì tức giận kẻ bắn lén mình. Không những không té nhào xuống ngựa nhanh như chớp rút ba mủi tên ra bất ngờ phất tay một cái miệng thét lớn chết nầy. Ba mủi tên nhanh không thể tưởng nhắm Ngụy Tôn lao tới, bất ngờ trúng tên té nhào xuống ngựa chết tốt. Ngọc Thiên Hương rút kiếm Tiên niệm chú ném vào vật sáng lạ sấm sét nổi lên ầm ầm hào quang tua tủa. Con Kiêm Thiền bị kiếm Tiên chém đứt làm nhiều khúc. Bảo kiếm của Ngọc Thiên Hương là báu vật của cung Vương Mẫu. Tuy Kiêm Thiền là vật Đao kiếm- Dầu, lửa, đốt nấu, chặt chém không chết nhưng đó chỉ là kiếm thường Đao thường. Đã gặp báu vật Vương Cung thì xong đời.

Man Công nhìn thấy cảnh ấy thời kinh hoàng, kinh hoàng vì kiếm Tiên. Kinh hoàng vì nử Tướng mình đồng da sắt tên bắn không thũng. Cỡi con ngựa Thần biết bay. Đúng là Thiên Linh Nữ Tướng hạ trần hóa thành cơn lốc bay trốn mất. Đại Lực Tướng Quân thấy thời cơ đã đến ra lịnh tấn công. Tức thời quân Văn Lang ập tới siết chặt vòng vây tấn công như vũ bão.
Pháo lịnh đã bắn lên rồi
Nhất tề đồng loạt, nhất thời xông lên
Gươm Đao, giáo mác, cung tên
Đã vào trận chiến đất rung trời sầu
Giặc Ân tơi tả rụng đầu
Ngựa người ngả rạp còn đâu xát hồn
Khiếp thay con cháu Tiên Rồng
Cỡi mây đạp gió anh hùng tài ba
Ngựa người vùn vụt xông pha
Quân reo ngựa hí bài ca anh hùng
Giặc Ân lớp lớp đi đời
Thây phơi chật đất máu thời loáng loang
Trời Nam non nước Cha Ông
Dể gì nuốt được mà sang giựt giành
Đồng bào chung một lòng thành
Chung tay gìn giữ đất trời Văn Lang
Gái trai cũng quyết thi gan
Giữ gìn tất đất nước non biển trời
Đánh cho lũ giặc tơi bời
Thanh danh vùi dập cuộc đời vùi chôn
Ngoại xâm bè lũ ác ôn
Chạy đâu cho thoát giáo tuôn kiếm gầm
Đã là con cháu Tiên Rồng
Nối vòng tay lớn gánh gồng tiến lên
Cho đời cho Đạo bình yên
Cho non cho nước đẹp xinh sang giàu
Tự do đập lập muôn đời
Văn Lang đẹp mãi đất trời Văn Lang
Tiến quân tử chiến rền vang
Vùi chôn quân giặc nát tan xát hồn.

Với lòng căm thù quân xâm lược. Quân Văn Lang vì nước quên thân vì dân chiến đấu vì độc lập vì tự do. Tấn công quân Ân như vũ bão. Quân Ân chống trả không lại lần lượt ngả gục. 2 vạn quân bỏ mạng sa trường. Thiệu Công Tiển tự vẩn. Thế là trên 12 vạn quân trong vòng một ngày đêm, biến mất ở cõi đời, bỏ vợ con nheo nhóc bên kia bờ đất Bắc.
**************


PHẦN 43

Đây nói về Ngạc Sùng Cảnh từ khi nhận lịnh Chúa Công ÂN THỌ VƯƠNG đưa quân xâm lược nước Văn Lang. Mọi sự thuận lợi liên tiếp, lần lượt thâu tốm các Châu, Quận, Huyện quá dể dàng, thu về nguồn lợi không nhỏ.  Nào là bạc vàng, châu báu, nào là ngà voi, sừng tê giác, hưu đen, chim trỉ, món ngon vật lạ, sơn hào hải vị nhiều không xể chẳng thiếu chi. Nào là gái tơ, gia cầm, gia súc, trân châu, hổ phách xà cừ, ngọc trai, tổ yến.  Ngạc Sùng Cảnh ngớ cả người lời đồn quả không sai Văn Lang giàu có. Mơ tới cảnh nuốt trọn nước Văn Lang tha hồ mà vơ mà vét.Ba cánh quân phơi phới báo tin lập nhiều chiến công hiển hách. Nào là bao vây phong tỏa thành Tây Giang Châu. Nào là tiêu diệt gần 10 vạn quân Văn Lang chiếm lấy thành Tây Dương Châu. Nào là quân Kiến Giao khiếp vía. Thục Man bỏ mạng. Quân Kiến Giao khiếp sợ thủ thành không giám thò đầu ra nữa.  Ngạc Sùng Cảnh càng nghỉ càng khoái chí, vừa rung đùi vừa thưởng thức rượu ngon, món lạ, Gái đẹp. Nhìn những chiếc hòm rương đựng châu báu, mỗi ngày mỗi gỡi đến càng nhiều Lảo thấy sướng cả người.

Lão nhìn thấy các cô gái Văn Lang đã được các nơi đưa về. Cô nào cô nấy trắng trẽo dể thương. Lưng ong thắt đáy, ngực nở nhô cao. Vườn đào rực chín, xuân thắm dân trào, Lão bước tới bước bước lui, nân càm cô nầy, vuốt má cô kia nói, con cháu Vua Hùng coi cũng được. Dục vọng nổi lên như con thú điên Lão suồng sả quẹt mông cô nầy vuốt ngực cô kia. Trong số các cô bị sỉ nhục ấy, có cô bạo gan chửi vào mặt Lão xối xả như trút nước. Đồ loài cầm thú, đồ rát rưởi. Lũ chó hôi hám ngày đền tội các ngươi không còn xa đâu.  LÃO tức giận đến tái mặt rút gươm chém một nhát, thảm thương thay đầu cô gái bay đi lông lốc. Cặp mắt của cô trừng trừng nhìn Lão, Lão rùng mình ớn lạnh nói. Quân đâu mau vức cái đầu cùng cái xác xuống sông.

Lão nhìn những cô gái còn lại, không còn hứng thú nữa. Liền ra lịnh cho quân lính vùi dập mua vui. Những cô gái quê gào thét vùng vẩy dữ dội kêu trời khóc đất nhưng nào lũ sói cứ tha hồ vùi dập có tha, hồn linh các cô uất nghẹn bay lên không trung gào thét thê thảm, làm kinh động đến Thần Linh. Cao Sơn Thần Núi nói với Giang Công Thần Sông, lũ giặc Ân vô Đạo tàn hại những người dân vô tội nhất là phụ nữ và trẻ em. Hoang dâm, háo sát, tàn hại con dân Vua Hùng, con cháu Tiên Rồng thời đại họa ập tới không còn xa, e rằng không còn thân xác để mà trở về nói chi đến việc chiếm nước Văn Lang, Thất Linh Thiên Kiếm uy chấn Vũ Trụ.

Nói về Ngạc Sùng Cảnh ngày đêm tức giận bị một con gái quê, chẳng sợ uy phong của lão, mắn chửi xối xả, hạ nhục lão, coi lão chỉ là con chó ghẻ, càng nghỉ lão càng sôi gan hậm hực vì thế mà lão mấy đêm liền không ngủ được liền đi dạo quanh trại. Lão nghe có tiếng nói qua nói lại, lão chú tâm nghe thử chuyện gì. Tướng quân hãy đợi đến sáng hảy gặp thống soái, người ấy nói cũng được, rồi tất cả chìm trong im lặng. Ánh bình minh ló dạng nhưng hơi lạnh vẫn chưa tan nhưng nơi doanh trại giặc Ân đã nhốm màu rộn riệp. Một bóng người xuất hiện trước lều trại của thống soái Ngạc Sùng Cảnh. Người đó là ai thế, chính là tên tướng lỉnh thám báo từ thành Tây Dương Châu đem mật thơ đến. Lần nầy tên gác cửa không cản lại nữa mà mời vào. Ngạc Sùng Cảnh thấy tên thám báo mặc đồ quân Văn Lang thời kinh ngạc, ngươi gặp ta có chuyện gì? Tên tướng thám báo liền lấy trong mình ra bức mật thư do Chu Công Minh gởi dân lên Ngạc Sùng Cảnh. Ngạc Sùng Cảnh xem xong liền bảo tên thám báo lui ra chờ đợi. Cho đến cuối giờ mùi đầu giờ thân thời gọi đến trao cho bức mật thư trở về thành Tây Dương Châu trao cho Chu Công Minh. Tên thám báo vừa đi ra lão lẩm bẩm chúng kéo đến càng đông càng tốt chớ sao ta khỏi phải mất công tìm chúng. Qua ba ngày sau từ nơi doanh trại 5 vạn quân âm thầm lặng lẽ nhắm hướng thành Tây Dương Châu tiến tới không có gì là vội vả.

Sau mấy ngày đoàn quân lặng lẽ ra đi lão linh cảm như có điều chi bất ổn. Lão hỏi mấy ngày nay có ai báo cáo gì không? Bẩm chủ soái dạ không, lão nghỉ có chuyện gì đã xảy ra, đội quân thám báo sao không thấy tên nào trở lại. Bổng có quân vào báo, bẩm Thống Soái có Chung Tu tướng quân cần gặp, cho vào, tuân lịnh.

Chung Tu người nước Cảo tuy thoát chết tại thung lũng Lau Sậy nhưng bị thương khá nặng, ráng giục ngựa chạy theo Ngạc Sùng Văn phó thống soái, không may lọt xuống hố sâu cả người lẩn ngựa, may nhờ mang theo thuốc trị thương sau sáu bảy ngày chữa trị tạm ổn, ráng trèo leo ra khỏi hố sâu về báo cáo lại tình hình. Bẩm Thống Soái, quân tiếp viện vận chuyển hàng trăm hàng nghìn thùng dầu do phó thống soái chỉ huy đã bị thất bại tại thung lũng Lau Sậy, rừng Hổ Mang rồi, phó thống soái tuy thoát khỏi nhưng lại rơi vào ổ mai phục kích khác, tử trận tại con đường độc Đạo nằm trong dãy Hùng Phong Sơn rồi.

Cái chết vô cùng thê thảm. Cái gì Ngạc Sùng Cảnh đang ngồi trên ghế té ngồi xuống đất, tướng quân nói gì? Bẩm thống soái, phó thống soái đã bị quân Nam phanh thây rồi. Ngạc Sùng Cảnh thét lớn thổ ra búm máu té ngửa ngồi dậy hết nỗi, lại có quân vào báo, có Hồ Lão Yêu cần gặp, sao Lão Yêu lại đến báo cáo trễ như vậy vì Lão Yêu bị Ngọc Thiên Hương chém một nhác bị thương khá nặng, hóa ngọn gió bay đến một nơi yên tịnh trị vết thương, lão căm hận quân Văn Lang đến thấu xương, thấy vết thương đã khỏi Lão Yêu, Ma Hồ Yêu liền bay đến đây báo cáo lại tình hình, tìm thủ đoạn âm mưu khác bắt cho được Ngọc Thiên Hương cùng Lạc Tiên.

Nghe Hồ Ma Yêu cần gặp, Ngạc Sùng Cảnh thều thào nói cho lão vào, thấy Hồ Ma Yêu vào Ngạc Sùng Cảnh ráng gượng ngồi dậy. Hồ Ma Yêu nói bẩm chủ Thống Soái, hơn 12 vạn quân tướng sỉ sang bên kia thế giới chầu âm phủ cả rồi. Cái gì Ngạc Sùng Cảnh thét lớn, lão tướng quân nói sao? Bẩm Thống Soái, Triệu Tử Quân cùng tất cả tướng sĩ đã tử nạn, chỉ còn lại một mình thuộc hạ vì chữa trị vết thương nên đến báo cáo trễ, dồn dập nghe tin dữ Ngạc Sùng Cảnh như tê liệt cả thân người, không còn đứng dậy nỗi nữa. Nhưng Ngạc Sùng Cảnh vẫn còn hi vọng hai cánh quân Chu Công Minh và Triệu Công Tiển, lão nào có hay cánh quân Triệu Công Tiển cũng đã đi đời, Chu Công minh thua liển xiển chỉ còn trông chờ vào quân tiếp viện đến giải vây. Lúc nầy nếu có người đến báo như thế, có lẽ lão cũng bỏ trần thế đi theo binh lính của lão xuống âm phủ mà rầu mà rỉ, nhưng nhờ khuyên giải của các tướng Ngạc Sùng Cảnh lấy lại bình tỉnh chờ tin tốt lành từ Kiến Giao Châu, Tây Dương Châu.

Nói về Diệp Lang sau khi phân bố lực lượng xong liền phi ngựa đến Tây Dương Châu. Thần Mã bay đến doanh trại quân Văn Lang gặp Thục Chăm, Thục Mân, Thục Cương cùng các vị tướng khác, cuộc họp vô cùng khẩn cấp, Diệp Lang nói đêm nay quân ta sẽ tấn công vào doanh trại của Triệu Công Tiển, nếu thành công ngày mốt Tây Thục Vương sẽ đến đây bàn chuyện tấn công thành Tây Dương Châu. Có một nhiệm vụ quan trọng là vợ chồng Thục Cương cho quân phục kích nơi đường bí mật bắt Chu Công Minh, dặn dò đâu vào đó xong liền đưa một phong thư giao cho Thục Chăm khi nào Tây Thục Vương đến thời dở ra cùng xem bàn tính kế sách công phá thành. Tuân lịnh. Sắp xếp quân cơ đâu vào đó liền phi ngựa lên không biến mất trên nền trời xanh thẳm.

Đây nói về Thục Chăm theo lịnh Diệp Lang tới thành Dương Giao Châu khiêu khích giặc, cố tình làm cho giặc tức giận không chịu nỗi ra quân mà tiêu diệt bớt lực lượng của chúng Thục Chăm thắng liền mấy trận, tiêu diệt mất tướng đi đời hơn vạn quân làm cho Chu Công Minh khiếp sợ, rút hết quân vào thành cố thủ chờ quân tiếp viện đến giải vây, việc tấn công thành là việc hệ trọng nếu chiếm được thành cũng phải trả cái giá quá đắc, chỉ còn biết đợi cha cùng Đại Lực tướng quân đến. Và đúng như lời Diệp Lang nói qua ngày mốt đến giờ thìn thời Tây Thục Vương cùng Đại Lực tướng quân tới, Thục Chăm mời cha cùng Đại Lực tướng quân vào lều trại. Thục Chăm báo cáo lại tình hình ở đây, ước lượng quân Ân ở trong thành còn hơn 8 vạn quân, Thục Chăm hỏi Đại quân có đến không? Tây Thục Vương nói 9 vạn quân tới sau còn Đại Lực tướng quân. Tây Thục Vương hỏi. Bốn vạn quân đang trên đường đi sẽ tới sau, Tây Thục Vương hỏi, hiện thời ở đây ta có mấy vạn quân, thưa cha hơn 7 vạn, Tây Thục Vương nói. Như vậy ta có 20 vạn quân con số không nhỏ nhưng tấn công thành chưa chắc nắm phần thắng. Phải có kế sách nào đó mới thực hiện được, Thục Chăm liền dở mật thư ra cho tất cả quan tướng cùng xem, xem xong ai nấy cũng đều mừng rở. Thục Chăm nói Chu Công Minh, Hồ Thế Gia là những tay cáo già, tuy giải pháp của chúng là, ngoài đánh vô, trong thành đánh ra kẹp quân ta vào giữa để tiêu diệt, chúng chỉ cần 5 vạn quân ở ngoài đánh vô làm cho quân ta lâm vào tình thế rối loạn, chỉ cần 3 vạn quân trong thành đánh ra thời ta cũng đã lâm vào thế chết, 5 vạn quân chúng giăng bẫy thủ thành, nếu quân ta liều lỉnh xông vào cướp thành chúng sẽ ra tay làm thịt, còn chúng ta không liều lỉnh xông vào cướp thành thời chúng cũng chẳn sao. Chúng chỉ nghỉ ta hơn 7 vạn quân, đây là điều không ngờ của chúng, dựa trên cơ bản thực tế chúng hiểu về ta, để ta có kế sách tạo bất ngờ đối với chúng và đêm nay vào lúc cuối canh ba đầu canh tư tấn công, sự thảo luận kéo dài suốt mấy tiến đồng hồ, có nghĩa là đến đầu giờ mùi mới kết thúc, quyền chỉ huy được trao cho Tây Thục Vương, Tây Thục Vương ra lịnh.

Thục Chăm nghe lịnh:  có thuộc hạ, đầu giờ Sửu tối nay tướng quân cho tạo ra trận chiến giã, bắt đầu từ xa rồi từ từ đến gần phải làm sao cho quân reo ngựa hí, gươm Đao giáo mác chiêng trống dậy trời, sau đó thời bắn pháo lịnh mật hiệu xanh, bắt đầu từ 1 quả rồi đến 3 quả cuối cùng là 5 quả, chiến đấu giả độ gần nữa canh giờ thời bắn pháo hiệu gần hơn cũng theo mật hiệu 1-3-5 trận chiến giã càng thêm quyết liệt. Pháo hiệu lần hai quân Ân từ trong thành túa ra chúng sẽ đánh bọc úp sau lưng chúng ta kẹp quân ta vào giữa để tiêu diệt, do đó chúng ta cho 1 vạn quân phục kích, 2 vạn quân chiến đấu vừa rút lui, giống như chúng ta đang bị dồn ép, chúng tưởng chúng ta đang rơi vào gọng kèm của chúng. Khi nào có hiệu lịnh mật pháo bắn lên thời chúng ta phản công trở lại, kết hợp với quân phục kích tiêu diệt chúng. Tuân lịnh. Lại nữa còn 4 vạn quân ngoài trận chiến giã ra còn một nhiệm vụ khác, dựa trên chiến lợi phẩm thu được của giặc như móc neo, thang dây nói chung là những dụng cụ công thành mà giặc đã tốn nhiều công sức để tạo ra, khi pháo hiệu lần 3, pháo 5 đã bắn lên thời tấn công vào thành. Thành Tây Dương Châu tường thành đã thấp lại thiếu đi sự kiêm cố, đó là điều thuận lợi cho chúng ta vượt qua tường thành tấn công chúng. Tuân lịnh.

Đại Lực tướng quân nghe lịnh:  có thuộc hạ, khi thấy pháo lịnh lần thứ 3 pháo 5 đã bắn lên, thời kéo quân chận đứng đường rút lui, khi chúng phát hiện ra đã lọt vào quỷ kế cũng như ổ mai phục của chúng ta, đánh bọc từ sau lưng chúng đánh bọc tới, kẹp chúng vào giữa tiêu diệt. Tuân lịnh. Còn ta từ hướng Đông đánh bọc lên, một nữa leo tường tấn công vào thành, một nữa ùa vào cổng chính tiêu diệt chúng khi pháo hiệu lần 3 pháo 5 đã bắn.

Sau cuộc họp người nào người nấy vẻ mặt đầy sự quyết tâm, bừng bừng sát khí đến rợn người, Thục Chăm không quên lời dạy của Diệp Lang sắp xếp vợ chồng Thục Cương cùng một số cao thủ phục kích nơi cửa mật Đạo tiêu diệt Chu Công Minh lúc chạy trốn.

Trên thành Tây Dương Châu, Chu Công Minh, Hồ Thế Gia nhìn thấy cảnh quân Văn Lang có vẻ mệt mỏi, không còn hung hăn như lúc ban đầu, thời gật gật cái đầu nói chúng đã bảo vây thành hơn 10 ngày rồi còn gì, phần thì thiếu thốn, phần thì dầm nắng, dầm sương, dầm mưa có lẽ chúng đã mệt mỏi lúc nầy mà ta tấn công thời hiệu quả vô cùng. Chu Công Minh lấy mật thư của Ngạc Sùng Cảnh gởi cho nói nay là ngày thứ 7 rồi còn gì, Chu Công Minh tức tốc đi vào cuộc họp phân bổ lực lượng chuẩn bị cho trận chiến đấu một còn một mất sắp xảy ra trong đêm nay, Chu Công Minh phân bổ lực lượng như sau.

Khi trận chiến nổ ra từ xa chúng ta vẩn án binh bất động, khi pháo lịnh màu xanh hồi một bắn lên, một rồi đến pháo 3 rồi đến pháo 5 chúng ta vẩn án binh bất động, các quan tướng nghỉ sao lạ thế, chỉ riêng Hồ Thế Gia nghỉ phải đến hồi pháo thứ 2 bắn lên cũng 1-3-5 thời niềm tin mới được cũng cố và đúng như vậy Chu Công Minh nói phải đến hồi pháo thứ 2 pháo 5 bắn lên thời chúng ta mới xuất quân.

Hồ Thế Gia nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân thống lảnh 3 vạn quân mở cửa thành xông ra bọc sau lưng chúng đánh tới, khi cần viện trợ thời bắn pháo lịnh vàng lên. Tuân lịnh.

Lâm Phát Nhất nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân chửng bị 1 vạn quân chờ sẳn khi có pháo lịnh thời ùa ra tiếp ứng. Tuân lịnh. Còn 4 vạn quân chia nhau trấn giữ thành đề phòng quân đột nhập gây rối chiếm lấy thành chúng ta. Các tướng lỉnh được lệnh trấn giữ thành nghỉ đúng là chủ soái quá lo xa, quân Văn Lang chỉ có hơn 7 vạn còn không dám tấn công vào thành, huống chi đã bị quân ta trong đánh ra ngoài đánh vô mạng sống giữ còn không được nói chi đến việc tấn công, nên các tướng lỉnh thủ thành chỉ làm cho qua loa. Nhiều vị nghỉ thành Tây Dương sẽ được giải tỏa, có vị cảm khoái ăn uống no say nghỉ tiếc đêm nay không được ra trận.

Chu Công Minh nhìn về hướng Bắc Tây Bắc xa xa, viển tưởng một đội quân hùng mạnh đang kéo đến mỗi lúc một gần, như đàn hổ xông vào đàn dê mà nhai mà nuốt, Chu Công Minh nở nụ cười khoai khoái không bao lâu nữa nước Văn Lang là của chúng.

Hồ Thế Gia thấy nụ cười cùng sắc mặt của Chủ Soái Chu Công Minh thời cũng hiểu được phần nào, thở dài nghỉ có lẽ ÂN THỌ VƯƠNG Chúa Công đánh giá thấp về thực lực nước Văn Lang. Cứ nghỉ nước Văn Lang không chiến tranh, Độc Lập gần hai nghìn năm, Đao Kiếm đã lụt, ý chí đã mòn, lòng người nhúc nhác sợ chết, sợ gian khổ, sợ chiến tranh. Nào hay nền Quốc Đạo Tiên Rồng quá lợi hại, là cổ máy sinh sản anh hùng dân tộc, Kiếm huệ sắc bắn vô cùng, truyền thống yêu nước trở thành truyền thống kim cang bất hoại, vì nước quên thân, vì dân phục vụ, thấy quân thù như thấy con mồi béo bở tranh nhau mà tiêu diệt, coi cái chết như cuộc đổi đời, từ phàm lên Thánh, bỏ trần gian lên thiên đàng Cực Lạc, đối mặt với quân Văn Lang có nghĩa là đối mặt với cái chết. Hồ Thế Gia càng nghỉ càng thêm ngán ngẩm, thôn tính nước Văn Lang chỉ là ảo mộng viển tưởng xa vời và đêm nay cũng thế quân Văn Lang không phải quân ếch nhái mà là quân Rồng Tiên quân nhà Trời.
**************


PHẦN 44

Nói về Diệp Lang cỡi Thần Mã bay lên nền trời xanh thẳm nhìn xuống quân Ân còn 7-8 dặm nữa là tới rừng Hà Lâm liền hạ ngựa bay xuống đất. Cái thế Thần Quân cùng các tướng ra đón Diệp Lang vào doanh trại căn liều dành riêng cho Đức Tôn Vương vì thời gian quá gấp Diệp Lang liền điều binh khiển tướng phân bổ lực lượng như sau.

Cái Thế Thần Quân, Đinh Hoàng tướng quân, Nê Diên tướng quân thống lảnh 2 vạn quân phục kích ở đây chờ cho quân giặc khúc đầu khúc giữa đi qua liền tấn công vào khúc đuôi đánh bọc tới. Tuân lịnh.

Tùng Quang tướng quân, Hoàng Độ tướng quân, Khơ Nia tướng quân nghe lịnh:  có thuộc hạ, 3 tướng quân tức tốc điểm 2 vạn binh mã di chuyển theo hướng đi của giặc về hướng Đông Đông Nam cách đây 6-7 dặm phục kích ở đó, khi thấy pháo lịnh tử chiến ở cánh quân phục kích ở đây bắn lên, thời tức tốc xua quân ra đánh phủ đầu. Tuân lịnh.

Đây nói về Hung Nô sát nhân thừa lịnh làm theo chỉ thị của Sùng Ngạc Cảnh thống lảnh 5 vạn quân đến Tây Dương Châu phối hợp với Chu Công Minh phá vỡ vòng vây của quân Văn Lang, theo kế mật hiệu liên kế đã được thông báo cho nhau trước, ngoài đánh vào trong đánh ra làm cho quân Văn Lang trở tay chẳng kịp rối loạn đi vào chỗ chết.

Hung Nô sát nhân cho quân đi rất chậm bảo tồn sức lực, tính toán đến Tây Dương Châu vào khoảng nữa đêm, bất ngờ tấn công vào quân Văn Lang từ hướng Tây Bắc đánh rọc xuống Đông Nam, còn quân trong thành túa ra từ hướng Đông Nam đánh rọc theo hướng Bắc Tây Bắc kẹp quân Văn Lang vào giữa để tiêu diệt. Khi quân còn cách rừng Hà Lâm ba bốn dặm, thời có quân đến dọ thám, quân dọ thám tiến sâu vào rừng Hà Lâm không phát hiện được gì, trở lại báo cáo rằng. Bẩm tướng quân rừng Hà Lâm không có quân phục kích, thế là đoàn quân lại tiếp tục lên đường vượt qua rừng Hà Lâm một cách an toàn và từ đây đến Tây Dương Châu đường bình ít rừng núi chẳng qua một vài gò đồi mà thôi, không còn chỗ nào hiểm địa nguy hiểm nữa, cũng vì nắm rõ lộ trình như vậy nên tướng Hung Nô giảm đi sự đề phòng cảnh giác cao.

Khi quân Hung Nô đã bỏ xa rừng Hà Lâm hơn 10 dặm, bổng nghe thấy pháo lịnh đỏ bắn lên, tức thời 2 vạn quân Văn Lang từ xốm làng túa ra đánh thẳng vào khúc đuôi quân Hung Nô, tướng chỉ huy quân Hung Nô là Lạc A Nhỉ điều khiển binh lính chống trả quyết liệt dậy trời dậy đất.
Kìa non nước đã vang lên trận chiến
Tiếng reo hò ngựa hí, dậy núi non
Rền gươm giáo, ba quân ào xông tới
Diệt quân thù hùng khí dậy nước Nam.

Nói về Lạc A Nhỉ, thấy quân Nam mạnh như vũ bão, xông vào chém giết quân Ân như nước vỡ bờ, hạ gục quân Ân như hạ chuối, liền ra lịnh cho Thiết Mộc Trăng xông ra ngăn cảng chống trả. Lạc A Nhỉ lại nhìn thấy một nữ tướng như con chim Điểu xông vào đàn gà mà nuốt mà xơi liền ra lịnh cho Hốt Ma xông ra chận đánh.

Quân Văn Lang dũng mảnh như đàng Sư Tử xông vào đàn dê mà nhai mà nuốt mà xơi. Khúc đuôi bị tấn công ngặt thở. Lạc A Nhỉ tức điên cả người, phi ngựa xông vào quân Văn Lang mà chém mà giết. Bổng một tiếng quát như sấm nổ hổn láo xem đây. Tức thời thanh Đại Đao như chong chóng tuôn xối xả xuống đầu Lạc A Nhỉ. Lạc A Nhỉ hồi Đao chống trả ầm ầm, ầm ầm gặp đối thủ có sức mạnh võ nghệ cao hơn hẳn Lạc A Nhỉ ê cả tay kinh hãi. Cái Thế Thần Quân nào để cho tướng giặt có cơ hội hồi Đao chống trả. Liên tiếp tấn công, cuồng phong nổi dậy ù ù, Đao phong chơm chớp dáng xuống đầu Lạc A Nhỉ ầm ầm, Lạc A Nhỉ liều mạng chống trả rắt rắt, đùng đùng, ầm ầm. Lạc A Nhỉ muốn ngã nhào xuống ngựa, ọc ra máu mồm máu họng.

Nói về Thiết Mộc Tăng, được lịnh của Lạc A Nhỉ phi ngựa ra chận đầu tướng địch. Đinh Hoàng tướng quân cùng quân Văn Lang hăng say xông lên tiêu diệt quân thù, bổng thấy tướng giặc xuất hiện chận đánh, tức thời hùng khí nỗi lên, Đinh Hoàng tướng quân múa thương vù vù như cuồng phong vũ bão tấn công tướng giặc, tướng giặc ra sức chống trả nhưng không lại bị Đinh Hoàng tướng quân đánh cho bở vía hụt hơi.
Thơ rằng:
Đinh Hoàng lợi hại biết bao
Tây đâm Đông chém ào khiếp thay
Thiên la Địa võng thương vây
Bốn phương tám hướng Đông Tây mịt mù
Mộc Trăng khiếp vía kinh hồn
Trúng liền mấy kích ngã nhào còn chi
Hồn đã xuống cõi âm ti
Vẫn còn khiếp vía u y kinh hồn.

Nói về Nê Diên Nữ Tướng xua quân tấn công như thác đổ vào quân Ân đang hăng máu đánh quân thù như mèo xơi chuột, bổng thấy có tướng giặc xông ra ngăn cản, liền nỗi cơn thịnh nộ, hét lớn xem đây.
Tức thời người ngựa xông lên
Thanh Đao vùn vụt gọi tên kẻ thù
Lũ ngươi đã tới số rồi
Về chầu âm phủ hết đời xâm lăng
Nê Diên đao pháp chớp giăng
Đùng đùng chém xuống đứt phăng đầu thù
Hốt Ma bỏ mạng sa trường
Khiếp hồn khiếp vía về chầu âm ti

Bên kia nào có khác chi
Thần Quân uy dũng lấy đi đầu thù
Quân Nam xông tới mịt mù
Lạc Ma bỏ mạng ôi rồi Lạc Ma
Quân Nam ào tới xông pha
Kiếm cung xối xả giặc sa đường cùng
Quân Ân ngã rạp đi đời
Chiến trường van dội thét gào xung phong.

Đây nói về Tùng Quan tướng quân, Hoàng Độ tướng quân, Khơ Nia tướng quân thấy pháo lịnh tử chiến đã bắn lên, tức thời đồng loạt 2 vạn quân ào ra tấn công đánh phủ đầu, khúc đầu của quân Hung Nô.
Thơ rằng:       
Gió trung nổi dậy Nam Thiên
Gió  thù gió hận trút lên đầu thù
Tên lao cuồn cuộn mịt mù
Quân reo ngựa hí xông vào tiến xông
Giáo gươm dậy núi dậy non
Ầm ầm quét sạch giặc Ân phen nầy
Long gầm Hổ thét Đao bay
Quân Ân ngã rạp còn chi là còn.

Nói về Hung Nô sát nhân biết mình đã lọt vào ổ phục kích của địch nhưng ỷ mình có pháp thuật cao cường, bình tỉnh chỉ huy chống trả quyết liệt, nhưng quân Nam mạnh quá như đàng mãnh hổ xông vào đàn dê, chém giặc Ân như chém chuối. Tướng Hung Nô sát nhân tức giận đùng đùng chỉ tay một cái. Hô biến.
Tức thời trời đất âm u
Yêu Tinh xuất hiện ôi thôi khắp cùng
Xông vào chém giết giặc Nam
Tùng Quang khiếp vía hoang mang sững sờ
Hoàng Độ tay chân rụng rời
Khơ Nia hốt hoảng ngựa người tối tăm
Quân Ân thừa thắng xông lên
Quân Nam chống trả nhưng không được gì
Chí nguy khủng hoảng chí nguy
Diệp Lang gắn sức ngựa phi ào ào
Quân Ân quỹ thét yêu gào
Diệp Lang đành phải sa vào hiểm hung
Hung Nô cuồng ngạo thét vang
Phen nầy cho biết hết mong còn đời
Miệng liền phun lửa đỏ trời
Đốt cho tan xác hết đời quân Nam
Diệp Lang ngửa cổ kêu than
Tức thời nhớ đến Kiếm Thiên bên người
Báu vật trấn quốc vạn đời
Địa Quang Thiên Kiếm tức thời cứu nguy
Diệp Lang rút Kiếm chỉ lên
Sấm rền quang chiếu khí tuôn ầm ầm
Âm u tan biến chẳng còn
Yêu Tinh sắt đánh tan tành khói mây
Ầm ầm trời đất chuyển rung
Ào ào Kiếm khí tuốn tuôn mịt mù
Quân Ân sét đánh tơi bời
Ngựa người ngã gục thây thời tan thây
Hung Nô tức giận lắm thay
Dốc bầu nước phép biến ra biển cùng
Quân Nam khiếp hãi lạ lùng
Đất bằng biến mất chỉ còn biển thôi
Sấu Kình lao đến nuốt xơi
Kinh hồn bạc vía ôi thôi kinh hồn
Diệp Lang than thở kêu trời
Cha Trời Địa Mẫu cứu thời ba quân
Cao Sơn thần núi hiện ra
Tâu rằng Linh Kiếm diệt ma trảm thù
Vương Tôn ý niệm nghỉ gì
Kiếm Linh chuyển hóa có chi chẳng thành
Diệp Lang ý niệm nghỉ rằng
Biển kia biến mất núi thời hiện ra
Ầm ầm sấm chớp mưa sa
Sấu, Kình, biển cả, yêu ma chẳng còn
Núi non trùng điệp núi non
Hổ vay Voi xé nát tan quân thù
Hung Nô khiếp đảm kinh hoàng
Hóa ra ngọn gió tàn hình trốn đi
Diệp Lang nhanh trí lanh tay
Chỉ vào ngọn gió lấy đi đầu thù
Kiếm phong bủa khắp ù ù
Hung Nô đành phải rụng đầu chết tươi
Quân Ân thân xác khắp nơi
Tan thây nát thịt ôi thôi còn gì
Diệp Lang thâu Kiếm vào bì
Núi non biến mất cảnh thì như xưa
Giặc Ân vùi xác đó đây
Cuộc đời xâm lược khói mây cuộc đời
Địa Quang Thiên Kiếm Đạo Trời
Chuyển xây tình thế tuyệt vời chuyển xây.

Đây nói về Chu Công Minh ra quân thua liền mấy trận càng nghỉ càng khiếp sợ, không dám xem thường quân Văn Lang nữa vì thế cuộc đọ sức sinh tử lần nầy Chu Công Minh tính toán hết sức chu đáo, phân bổ lực lượng hợp tình hợp lý, biết rằng chủ động tấn công thuộc về mình.

Chu Công Minh nhìn những chiếc hồm rương đựng đầy châu báu nghỉ rằng, đêm nay sẽ là đêm quyết định, một là sẽ vỉnh viễn thuộc về mình, hai là sẽ thuộc về người khác, khi ta ngã xuống hoặc thua trong trận chiến nầy, Chu Công Minh bổng nhiên thấm thía câu nói của người xưa, của cải vật chất, tài nguyên Vũ Trụ không thuộc của người nào.

Trời tạo ra Trời cai quản, Trời ban cho ai thì người ấy hưởng, giành giật cho lắm Trời không cho thời cũng trắng tay, tuy ta không tin lắm nhưng trước mắt khó mà sai được. Mới ngày nào là của cha con Hửu Tài, rồi thành của ta, cuộc chiến đêm nay số châu báu nầy tiếp tục là của ta hay là của người khác chưa thể nói trước được nhưng ta tin là của ta vỉnh viển. Đã giành lấy được không dễ gì để cho người ta trừ khi ta chết, đã đưa quân xâm lược gây ra nhiều tội ác thời khó có kết quả lành từ phía địch, đã cỡi cọp thời khó mà leo xuống được nữa, nổ lực chiến đấu bảo vệ thành quả chiến đấu, còn tới đâu hay tới đó.

Mặt trời chưa tắt hẳn mà quân Ân gươm giáo chỉnh tề tất cả sẳn sàng cho tư thế tấn công, tiêu diệt quân Văn Lang. Màn đêm buông xuống bầu trời đen thẳm, những vì sao lấp lánh tận chốn trời xa thành những chuổi nhân duyên nối liền vô tận, trời trở gió mây đen kéo đến, hơi lạnh bắt đầu len lõi xuất hiện những hạt mưa lấm tấm rải rác Tây Dương Châu.

Quân Ân chợt rùng mình ớn lạnh cảm tưởng như không còn sống đến ngày mai liền nhớ đến vợ con, cha già, mẹ yếu, cánh đồng, bến nước, xốm làng quê hương, tiếng côn trùng rỉ rả như tiếng đờn ma, một thoáng cô đơn lũ giặc cảm thấy nhớ nhà. Giữa đêm khuya trời bắt đầu nặng hạt, đất Dương Châu chìm trong mưa gió, che khuất tầm nhìn những con mảnh hổ ăn đêm, giờ sửu đã qua giờ dần đã đến, mưa đã tạnh trong màn đêm yên tỉnh. Bổng pháo lịnh giặc đã bắn lên, kìa pháo 1 tỏa rực bầu trời cách thành Tây Dương Châu hơn hai dặm về hướng Tây Bắc, tức thời quân reo ngựa hí, chiêng trống dậy trời, Kiếm Đao chan chát rền núi dậy non, kìa pháo lịnh 3 đã bắn lên chiến trường gào thét rung rinh đất trời, kìa pháo 5 đã bắn lên rồi, ầm ầm trận chiến đứng ngồi sao yên.

Lâm Phát Nhất nói pháo lịnh 1-3-5 đã bắn lên rồi thưa Chủ Soái. Chu Công Minh nói chờ tí nữa, kìa pháo lịnh 1 lần 2 đã bắn. Lâm Phát Nhất lại nói bẩm Chủ Soái pháo lịnh lần 2 đã bắn, cũng cái câu chờ tí nữa, kìa pháo lịnh mật 3 đã bắn, thấy Chu Công Minh, Hồ Thế Gia chưa động chuyển, nóng lòng nói pháo lịnh đã bắn. Chu Công Minh nói biết rồi nôn nóng cái gì trước sau gì không đánh, lúc ấy có tên thám báo nói. Bẩm Chủ Soái quân Nam dồn hết về hướng Tây Bắc, có lẽ đang chống trả lại quân ta, đến lúc nầy Chu Công Minh mới ra lịnh chuẩn bị tinh thần chiến đấu, kìa pháo mật lịnh lần 2, pháo 5 đã bắn sáng trời. Chu Công Minh ra lịnh tấn công, Hồ Thế Gia ra lịnh mở cổng thành, tức thời 3 vạn quân ào ào xông ra như nước lũ tiến về hướng Tây Bắc tấn công sau lưng địch tấn công tới.

Đây nói về Thục Chăm thấy quân Ân trong thành kéo ra như nước lũ, di chuyển thần tốc tấn công từ phía sau quân Văn Lang, từ Đông Nam đánh bọc lên hướng Bắc Tây Bắc, quân Văn Lang giã đò khiếp hoảng la chí ché, Hồ Thế Gia thúc quân dồn ép quân Văn Lang dồn về hướng Bắc Tây Bắc. Hồ Thế Gia vô cùng kinh ngạc thấy quân Văn Lang tuy bị dồn ép về hướng Bắc Tây Bắc nhưng không hề rối loạn, trong lòng đã sanh nghi tuy rằng phía trước trận chiến đang xảy ra dữ dội.

Mật hiệu pháo ba lần ba đã bắn lên, quân Văn Lang đang ở thế yếu, bổng hóa thành đàn sư tử dũng mãnh kinh người, phản công tấn công dữ dội, trận chiến vô cùng khốc liệt dậy trời dậy đất.

Đây nói về Văn Quang tướng quân, thống lảnh 1 vạn quân phục kích, thấy quân Ân đã lọt vào ổ mai phục thời ra lịnh tấn công, tức thời gươm Đao giáo mác tên lao xối xả tuôn ra, nhắm quân thù mà đâm mà bắn mà chém, quân Ân bất ngờ chỗ nào cũng thấy quân Văn Lang tấn công, hốt hoảng rối loạn đội hình. Hồ Thế Gia kinh hãi biết mình đã trúng kế của địch, sa vào trận thế tiến không được lui không được, miệng hô bắn bắn ý nói đội quân thiết giáp thiện xạ tấn công giải vây rút lui vào thành, không ngờ đội mật pháo hiểu lầm bắn pháo lệnh cứu viện, tức thời pháo vàng viện binh bắn lên vàng trời, Hồ Thế Gia lại càng khiếp hoảng thét lớn hỏng rồi hỏng rồi, trúng kế địch nữa rồi, quân Văn Lang sẽ tấn công vào thành.

Lâm Phát Nhất là người nóng nảy, thấy pháo vàng cứu viện, viện binh đã bắn lên, thời tức tốc cho mở rộng thêm cửa thành, binh lính kéo ra cho mau.

Đây nói về Đại Lực tướng quân, thống lảnh 4 vạn quân có nhiệm vụ khai pháo cuối cùng, cũng là pháo lịnh tấn công toàn cục diện chiến trường, còn một nhiệm vụ nữa là đánh bọc sau lưng giặc đánh tới dồn ép giặc vào ổ phục kích, chận đứng đường rút lui, quân Đại Lực là đội quân rất mạnh có cả đội quân thiết giáp, xông ra cắt đứt khúc đuôi đội quân của Lâm Phát Nhất chưa ra khỏi thành, khúc giữa, khúc đầu của đội quân Lâm Phát Nhất bị đội quân của Trung Đại Nhân, Trung Hoài Nghĩa, Ngọc Thiên Hương, Lạc Tiên đánh phủ đầu.

Đây nói về Tây Thục Vương, thống lảnh 9 vạn quân trong màn đêm u tối tiến sát tới thành Tây Dương Châu một cách thuận lợi nhờ trời mưa làm tăng thêm sự bí mật của quân binh. Chín vạn quân được chia làm hai mũi tấn công, mũi một tấn công vượt tường thành hướng Đông, hướng Nam xông vào tiêu diệt quân thù, một mũi tấn công bất ngờ vào cổng, có đột quân thiết giáp yểm trợ. Đội quân tấn công vượt tường thành hướng Đông Nam do Thục Liêu, Thục Châu trực tiếp chỉ huy, đội quân tấn công bất ngờ vào cổng chính do Tây Thục Vương, Thục Lao chỉ huy. Nói về Thục Lao bí mật tới sát cổng thành theo dõi chuyển động của quân Ân.

Thục Lao hồi hộp từng giờ từng phút chăm chú nhìn về cổng thành Tây Dương Châu, không hiểu kế sách của ta có chỗ nào sơ hở bại lộ không hoặc tính toán có sai nhầm không nghỉ thì nghỉ vậy nhưng Thục Lao tin tưởng ở tài trí của Đích Tôn Diệp Lang cũng như tài trí của cha mình.

Tiếng pháo khai chiến đã bắn lên ở hướng Bắc Tây Bắc pháo 1 rồi đến pháo 3 kế đến là pháo 5 mà cổng thành vẫn đóng kín, quân Ân vẫn bất động. Đợt pháo lần 2 đã bắn lên, pháo 1 rồi đến pháo 3 kế đến là pháo 5 cổng thành vẫn đóng kín, quân Ân vẫn bất động. Thục Lao kinh hãi không lẽ kế sách đã bị bại lộ.

Nhưng kìa cổng thành Tây Dương Châu đã mở toan quân Ân ùa ra như nước lũ, Thục Lao phấn khởi trở ra nói, thưa cha quân Ân đã ùa ra đông như kiến, Tây Thục Vương nói chờ thêm tí nữa. Kìa pháo 1 lần 3 đã bắn, thưa cha pháo 3 đã nổ, Tây Thục Vương lại nói chờ thêm tí nữa, bất ngờ pháo vàng bắn lên Tây Thục Vương lấy làm lạ nhưng sau đó liền hiểu nói các ngươi tới số rồi.

Thục Lao thấy hơi lâu vẩn chưa thấy cha ra lịnh, kìa pháo 5 đã bắn lên từ chỗ cũ mà là cách thành không bao xa, Tây Thục Vương liền ra lịnh tấn công, tức thời 5 vạn quân nhanh như cơn lốc tấn công sấm sét vào quân Ân ngay cổng thành, lúc ấy quân Ân do Lâm Phát Nhất chỉ huy kéo ra chưa hết còn trong thành gần 2 nghìn quân. Quân Ân ào ra cửa, quân Văn Lang ào vô cửa tình thế vô cùng hổn loạn, cổng thành không cách nào đóng lại được nữa, quân Văn Lang đông như kiến, quân Ân chống trả không lại đành ngã rạp đi đời. Pháo 5 lần thứ 3 là là pháo lịnh tấn công toàn cục, 20 vạn quân ở các mũi đồng loạt tấn công, quân Văn Lang như đàn Linh Miêu ào tới quật ngã những con chuột cố sức chống trả, khắp thành Tây Dương Châu thang dây đồng loạt bắt lên, đàn Linh Miêu ùa lên đông như kiến, 4 vạn con chuột lơ là trở tay không kịp đàn Linh Miêu xơi sạch.

Chu Công Minh kinh hồn bạc vía, bỏ binh lính hốt mớ châu báu trốn chạy mang đi theo đường hầm bí mật. Nói về Thục Chăm thấy quân Ân đã sa vào ổ phục kích liền ra lịnh phản kích tấn công. Hồ Thế Gia khiếp vía than rằng thế là hết, nhìn quân Văn Lang trùng trùng điệp điệp, như đàn sư tử bao vây lớp lớp, quân Ân ngã rạp chống đỡ không nỗi lần lượt bỏ mạng tại sa trường. Hồ Thế Gia tự sát.
Mới đây khí thế tựa hùm beo
Giờ phải bó tay chết hiểm nghèo
Ba quân tướng sỉ thành tro bụi
Giặc Ân tan xác tiến quân reo
Đất Nam nào phải người hoang vắng
Con Cháu Tiên Rồng nỗi sấm kêu
Giặc Ân khiếp vía hồn phách tán
Quân reo ngựa hí lũ giặc tiêu.

Nói về Lâm Phát Nhất đưa quân ra tiếp viện đến khi phát hiện là mắc mưu kẻ địch, quay đầu rút quân vào thành thời không còn kịp nữa tất cả đều đã muộn, quân Văn Lang như đàn sư tử xông vô nhai ngấu nghiến. Đội quân thiết giáp mạnh như đàn voi đạp nhầu quân Ân tan xương nát thịt, Lâm Phát Nhất chết trong loạn tên trúng xối xả vào người ngã gục chung cùng số phận cùng binh lính.
Ôi thôi một kiếp làm người
Sai đường lạc lối để rồi vùi chôn
Đời đời mang tiếng ác ôn
Đời đời nguyền rủa vùi chôn đời đời
Cướp non cướp nước của người
Tránh sao cho khỏi Kiếm hồi giáo đâm
Tan thây nát thịt tan xương
Cuộc đời xâm lược nêu gương ác đời.

Bầu trời đen thẩm, hơi lạnh thấu xương, một bóng đen âm thầm lặng lẽ ẩn hiện như một bóng ma từ đường hầm bí mật thoát ra. Bóng ma nói ta mau thoát khỏi nơi nầy kẻo trời sáng, trên vai mang một cái bao lớn có lẽ cũng khá nặng nên kinh công của Y vì thế kém đi phần linh hoạt, nơi đây chỉ là gò hoang đồng vắng vì lúc nầy quân Văn Lang đã ùa ra hết tấn công vào thành, làm gì có người quanh quẩn ở đây. Bóng Ma không nhìn thấy ai thở phào nhẹ nhổm, màn đêm có dấu hiệu hừng hừng đông, tiếng gươm Đao giáo mác vẫn còn đinh tai nhức óc từ thành Tây Dương Châu. Y nhắm hướng Bắc dở thuật kinh công lao đi, bổng tiếng quát to như sấm đứng lại, hai bóng người xuất hiện một nam một nữ, Chu Công Minh ngươi chạy đâu cho thoát lưới trời. Bóng Ma thấy hai người gọi đúng tên mình thời kinh hãi, Y ném cái bao xuống đất, giỡ thuật kinh công thượng thừa phóng đi. Nhưng có tiếng quát lanh lảnh trốn ư, ánh Đao chớp lên lạnh cả người, Chu Công Minh rút Kiếm chống trả ầm ầm, kình lực đối thủ quá mạnh làm Chu Công Minh dội ngược ra sau, Y thất kinh hồn vía, Thái Nga sợ Y chạy trốn liền vận lực phóng Kiếm lên không hô biến, tức thời một Đao hào quang chém xuống ầm ầm, Chu Công Minh kinh khiếp, đưa Kiếm lên chống đở nhưng ôi thôi một tiếng ầm long trời lỡ đất Chu Công Minh bị bảo bối Kiếm Tiên chặt đức làm đôi.
Thơ rằng:
Lưới trời lồng lộng khắp mọi nơi
Nào dễ lọt qua mạn lưới trời
Gió gieo Bão gặt đời là thế
Hại người người hại có xa xôi
Trốn đâu cho thoát đường quả báo
Phơi xác gò hoang kiến tha xơi
Công Minh ngươi hởi hồn nên nhớ
Xâm lược mà chi hại cuộc đời.
*      *      *

Thuở Trời Đất sanh ra nhân loại
Có dặn rằng tôn trọng lẩn nhau
Giặc Ân nầy hỡi giặc Ân
Cớ sao mi lại lấn xâm nước người
*      *      *

Quân Văn Lang thay Trời hành Đạo
Diệt xâm lăng đại cáo Đông Tây
Chủ quyền Độc Lập đắp xây
Văn Lang mãi mãi cờ bay Tiên Rồng.
*      *      *

Một Nguồn Cội Đại Đồng nhân loại
Năm màu da sáng chói anh em
Nhân quyền bình đẳng tự do
Thái bình Độc Lập ấm no đời đời.
*      *      *

Cớ chi mà phạm luật trời
Đưa quân xâm lược để rồi mạng vong
Vinh quan gì hỡi giặc Ân
Chết nhơ chết nhuốc, ác mang đời đời.

Đây nói về Ngạc Sùng Cảnh lúc nào cũng thấy trong người ớn lạnh, tuy ngoài trời những đợt nắng nóng cuối cùng muộn hơn mấy năm cũng không làm ấm người ấm lòng Ngạc Sùng Cảnh được, cái lạnh không phải là cái lạnh của thời tiết mà là cái lạnh của nỗi sợ hãi mỗi lúc một thêm nhiều. Ngạc Sùng Cảnh luôn luôn đi đi lại lại ở trong, niềm hi vọng le lói ở hai cánh quân mong tin chiến thắng, thời có quân vào báo. Bẩm thống soái có Đạo Sỉ tự xưng là Man Công ở cánh quân Triệu Công Tiển cần gặp, Ngạc Sùng Cảnh nói mời lão vào, tuân lịnh, một lát sau thời Man Công vào, Ngạc Sùng Cảnh thấy Man Công mặt xanh như tàu lá toát ra yêu khí kinh người, thời biết đây là một lão quái vật nên có phần kiên nể, hỏi Đạo Sỉ gặp Bổn Vương có chuyện gì? Đạo Sỉ nói bẩm Thống Soái, Triệu Công Tiển tử nạn, hơn 12 vạn quân chết sạch. Trời Ngạc Sùng Cảnh nghe xong té ngữa kêu trời miệng ọc ra máu, chưa ngồi dậy được thời có quân vào báo, có tướng thám báo ở thành Tây Dương Châu cần gặp, Ngạc Sùng Cảnh nói hết nỗi dơ tay làm hiệu cho vào thì ra người thám báo muốn gặp Ngạc Sùng Cảnh chính là tên thám báo trước.

Ngạc Sùng Cảnh hỏi Tây Dương sao rồi? Y vừa run vừa nói, bẩm Thống Soái xong hết rồi, Ngạc Sùng Cảnh mừng rở nói, tốt quá tốt quá ta sẽ bẩm báo lên Chúa Công xin viện binh, thấy Thống Soái hiểu lầm câu nói, bẩm Thống Soái, Ngạc Sùng Cảnh phất tay nói ta nghe rồi, tên thám báo cứ ấp a ấp úng nói không ra lời. Lão hỏi ngươi còn gì muốn tâu, bẩm Thống Soái thành Tây Dương Châu thất thủ rồi, Chu Công Minh chạy trốn bị địch chém đứt làm đôi. Cái gì. Bẩm Thống Soái 5 vạn quân cứu viện đã bị hạ gục hết rồi, tướng Hung Nô sát nhân đã bị Đao Kiếm băm nát như tương. Ngạc Sùng Cảnh nghe xong xây xẩm mặt mày, tình thế không còn cứu vản được nữa, dồn dập nghe tin dữ, Ngạc Sùng Cảnh hết cú sốc nầy tới cú xốc khác, sau đó thời nằm liệt giường liệt chiếu, không còn ăn uống gì nỗi nữa.

Hồ Ma Yêu cùng Man Công nghỉ rằng nếu không cứu lão thời mối nhục nhã nầy biết bao giờ mới trả, Hồ Ma Yêu lấy viên thuốc ra rồi lại bỏ vào túi, Man Công nói lão còn tiếc của ư, Hồ Ma Yêu nói tiếc gì mà tiếc liền cho Ngạc Sùng Cảnh uống, đúng là thuốc quí Ngạc Sùng Cảnh uống xong một lúc thời sức lực hồi phục trở lại, Ngạc Sùng Cảnh chẳng chút vui mừng nói, uổng viên thuốc của lão tướng quân rồi. Hồ Ma Yêu nói bẩm Thống Soái ra chiến trận thắng thua là chuyện bình thường, còn nước còn tác, quân ta còn hơn 10 vạn quân chỉ cần người tài ba pháp thuật kinh thiên là đảo ngược tình thế, tôi có hai người bạn quen thân thần thông quảng đại, nếu cầu được hai người nầy giúp thời quân Nam dù có 50 vạn cũng không sợ.

Man Công nói bẩm Thống Soái nếu cầu được thầy tôi xuống giúp, thời dù có 100 vạn quân cũng không sợ nói chi 50 vạn quân. Ngạc Sùng Cảnh đang chết đuối liền vớ được cái phao, như cây sắp chết héo gặp trận mưa rào, một tia sáng đã hiện ra Ngạc Sùng Cảnh mừng rở nói, làm cách nào mời được những con người tài ba nầy. Man Công nói Thống Soái phải lập đàng cầu khẩn thời mới cầu được, Ngạc Sùng Cảnh nói nhờ hai vị lão tướng gia chỉ đường cho.
**************


PHẦN 45

Đây nói về Cao Lạc Hầu Vương nhận lảnh Thủy Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm tinh thần phấn chấn vô cùng. Cao Lạc Hầu Vương là một trong bốn vị vương đương triều, Đông Vương Lạc Hầu là nhà quân sư chính trị lỗi lạc đương thời, theo lịnh Hùng Tiên Lang, Hùng Vương đương thời thứ ba hậu Hùng Vương đời thứ 26 Thượng hậu Hùng Vương.

Thống lảnh 20 vạn quân trấn thủ địa phận Đông Bắc nước Văn Lang, phía Đông giao chỉ các Bộ, Châu, Quận, Huyện giáp Đông Hải, Đông Hầu Vương thống lảnh 20 vạn quân tiến thẳng tới Trúc Giang. Thuộc địa phận Lạc Trung Châu đóng quân hạ trại ở đó.

Trong khi ấy ở bên kia bờ Bắc, Bắc sông trường giang, quân Ân ồ ạc tiến qua đông như kiến có hơn 50 vạn quân, tiến đánh các Châu, Huyện chủ chốt từ biên giới sâu vào đất liền thuộc địa phận Đông Bắc Văn Lang, cắt đứt các trục lộ giao thông, đường bộ, đường thủy, đường rừng núi làm tê liệt các huyết mạch giao thương địa phận Đông Bắc hầu chia cắt khống chế các Bộ các Châu không cho liên kết với nhau.

Thế lực của giặc và ta về quân số chênh lệch quá lớn, giặc hơn 50 vạn còn ta chỉ 20 vạn vì thế không thể đối đầu trực diện với giặc mà phải tìm giải pháp hợp lý, có lợi cho ta hơn. Chiến thuật đánh trực diện, sự thương vong sẽ rất cao gây bất lợi cho ta, khi ta chỉ bằng một phần ba của giặc, chiến thuật đánh xoay vần đưa giặc vào bẫy, phân tán lực lượng của giặc, dốc toàn lực ra đánh thời hiệu quả mới cao. Và kế sách dụ địch vào bẫy đã gặt hái kết quả thuận lợi, mở màng Khai Đao chống xâm lăng. Tại thành Đông Giao Giang Châu là một chứng minh cụ thể, quân Ân sa vào kế bẫy của ta, bị hào bẫy, hầm bẫy kết hợp hỏa công, chủ động phục kích, tên độc, chông độc tiêu diệt hơn 10 vạn quân Ân, Tướng, Sở, Yên, Tề xóa sổ.

Đây nói về Khương Hoàng Nhân theo lịnh của Ân Thọ Vương Vua Trụ, thống lảnh đại binh kết hợp với 20 chấn trư hầu lớn nhỏ, Yên, Sở, Triệu, Tề, Tần, Tấn lên tới 50 vạn quân, tiến hành ba bước, ba giai đoạn xâm lược nước Văn Lang.
A- Bước một:  Đường bộ, Đường sông tiến quân chiếm lấy các Châu Thành chủ chốt như Đông Giang Giao Châu, Quế Giang Giao Châu, Liễu Giang Giao Châu, Lạc Trung Châu, Hạt Linh Châu bọc lên tấn công Nam Kinh Xích Quỷ. Đường biển:  tiến quân chiếm lấy các Châu, Huyện chủ chốt, cảng cửa như Dạ Loan Hải Châu, Đông Hải Châu, Phúc Hải Châu thời coi như đã hoàn thành giai đoạn một khống chế toàn bộ Đông Bắc Văn Lang Giao Châu.
Địa phận Đông Bắc Văn Lang gồm những Châu chính sau đây.
1:  Thất Khê Châu.
2:  Đình Hải Châu.
3:  Cái Hải Châu.
4:  Hải Hải Châu.
5:  Dạ Loan Châu.
6:  Phúc Hải Châu.
7:  Đông Giang Giao Châu.
8:  Hạ Giang Giao Châu.
9:  Quế Giang Giao Châu.
10:  Liễu Giang Giao Châu.
11:  Lạc Trung Giao Châu.
12:  Hạt Linh Giao Châu.

B- Bước hai giai đoạn hai:  là tiến đánh chiếm lấy các Châu chủ chốt như:  Quang Hải Châu, Môn Hải Châu, Tiền Hải Châu, Ninh Hải Châu, Dạ Trung Châu thời khống chế được một số Bộ, Châu nhiều Quận, Huyện khác nữa.

C- Bước ba giai đoạn ba:  là tiếp tục tiến đánh chiếm các Châu thành chủ chốt trọng yếu như:  Nam Hải Châu, Hưng Hưng Châu, Sơn Hải Châu thời coi như khống chế toàn bộ các Châu khác như Uông Châu, Khê Đông Châu, Phả Hải Châu, Vịnh Hạ Châu, rồi đánh bọc lên Long Biên, Phong Châu chiếm lấy thành Kinh Đô Văn Lang. Hạ gục thời đại Hùng Vương, thay vào đó thời đại nhà Ân thống lảnh toàn bộ hầu như gần hết Châu Á thời đó.

Còn Nam Văn Lang các Bộ, Châu, Quận, Huyện thời giặc chưa tính đến, cuộc tấn công phủ đầu, Khương Hoàng Nhân chia làm hai cánh quân, đường biển và đường bộ, đường biển do Triều Chấn Lôi chỉ huy, đường bộ do Tử Điển Phi chỉ huy.

Cánh quân do Tử Điền Phi trực tiếp chỉ huy đã thất bại thê thảm, tiêu hao hơn 10 vạn quân. Khương Hoàng Nhân vô cùng tức giận, cho rằng Tử Điển Phi kém tài dẫn đến hậu quả thất bại thê thảm, dù cho quân Văn Lang có ba đầu sáu tay, cũng không thể thắng nhanh như thế.

Nghỉ đến kế sách chiến lược của ta, cùng một lúc tấn công đều khắp, kéo dãn phân tán lực lượng quân Văn Lang ra. Cớ sao quân Văn Lang lại dễ dàng đánh bại 15 vạn quân nhanh chóng như vậy, càng nghỉ Khương Hoàng Nhân càng tức giận ra lịnh đem Tử Điền Phi ra chém quách đi cho rồi. Các quan tướng khuyên can mãi Tử Điền Phi mới thoát khỏi tội chết, lạy tạ Khương Hoàng Nhân xin lập công chuộc tội. Khương Hoàng Nhân đang suy tính tìm người thay thế Tử Điền Phi thống lảnh ba quân tướng sỉ tiến quân tiếp tục thôn tính các Châu thành trọng yếu theo sách lược đã đề ra, bước một giai đoạn một.

Thời có một quan tướng đứng lên thưa, bẩm Thống Soái, thuộc hạ xin đề cử một người có đủ thao lược tài ba, trả mối hận cho ba quân tướng sỉ, hoàn thành trọng trách theo ý định của Nhân Vương, vị tướng quân ấy là Lý Hạo Thiên, người nước Triệu, nỗi tiến học rộng hiểu nhiều võ công cái thế, có yêu thuật sái đậu thành binh, họa hình thành tướng, đã từng làm khiếp đảm nơi đất Bắc.

Khương Hoàng Nhân đã nghe tiếng nhiều về con người nầy, lấy làm vừa lòng, nhìn qua tướng mạo của Lý Hạo Thiên oai phong lẩm lẩm, ai nhìn thấy cũng phải kính nể thời hài lòng lắm liền phong Chủ Soái thống lảnh 20 vạn quân, Tử Điền Phi làm phó soái ồ ồ ạc ạc tiến quân sâu vào nước Văn Lang.

Đây nói về các tướng lỉnh quân Văn Lang theo lịnh của Cao Lạc Vương dẩn quân phục kích các trục lộ hiểm trở của các Châu, Quận, Huyện. Con đường mà giặc sẽ đi qua hoặc thua trận rút lui phải hành sự táo bạo, phán đoán chính xác, tấn công bất ngờ ngoài sự dự đoán của giặc.       Cao Lạc Đông Hầu Vương có đội quân mật thám báo vô cùng khôn khéo đầy gan dạ, luôn luôn bám sát giặc, có khi còn trà trộn ẩn trong quân giặc nắm bắt tin tức, phán đoán chính xác cơ mật của giặc, nhờ đội quân thám báo mật báo tài tình nên Cao Lạc Vương luôn luôn đưa ra kế sách táo bạo, làm cho giặc bất ngờ trở tay không kịp. Được biết quân Ân tách quân chia làm hai mũi thời đoán biết ý đồ của giặc, tấn công đường biển và đường bộ. Cao Lạc Vương liền chia quân ra làm hai mũi chủ lực, một mũi do Cao Lạc Hải làm tổng chỉ huy, một mũi do Cao Lạc Vương trực tiếp chỉ huy.

Đây nói về quân Ân do Lý Hạo Thiên cầm đầu 20 vạn quân vượt qua Đông Giang Giao Châu tiến qua sông Hạ Lạc mà không gặp khó khăn trở lực nào cả, Lý Hạo Thiên cao ngạo nói ta cũng muốn xem có con hổ, báo nào xông ra nhưng chúng ta đã trải qua một đoạn đường dài qua nhiều địa phận nguy hiểm mà vẫn không thấy con hổ, báo nào cả. Lý Vũ Địa nói hay là chúng khiếp sợ binh hùng tướng mạnh của chúng ta, Tử Điền Phi chỉ biết làm thinh không dám phê phán hay nghỉ ngợi gì cả.

Lý Hạo Thiên hỏi, chúng ta tiến đánh Quế Giang Giao Châu phải đi qua những địa phận nguy hiểm nào? Tử Điền Phi nói đó là phía Tây rừng U Minh Hạ, phía Đông rừng U Minh Thượng, Núi Thượng, Núi Ngũ Chân, Đồi Lâm Giao Huyện Lâm Giao, với bộ óc Tinh Ma, Lý Hạo Thiên cho quân thám thính những nơi nguy hiểm rồi mới đi qua và chúng cũng không phát hiện được gì. Hai mươi vạn quân cả người lẩn ngựa đông như kiến, cờ xí xe cộ rợp trời rợp đất kéo dài hơn 12-1ba dặm cuồn cuộn lao đi khói bụi mịt mù, tiến thẳng về Quế Giang Giao Châu những nơi giặc càng qua thời thôn xã Quận Huyện đó chẳng còn gì cả huống chi là con người khi còn cách thành Quế Giang Giao Châu chừng sáu dặm thời dừng quân, bàn kế sách tấn công thành, cho người kéo quân đến cổng thành khiêu chiến thăm dò thực lực của địch. Tử Điển Phi nói mở màng khiêu chiến nầy để tôi Lý Hạo Thiên nói phó chủ cẩn thận đây chỉ là trận mở màng thăm dò, thắng thua không quan trọng. Tuân lịnh.

Đây nói về Trần Nhân Luân, điểm 2 vạn quân trấn thủ thành Quế Giang Giao Châu khi thấy giặc tới, thời cho quân đứng dày mặt thành quân reo ngựa hí đánh trống dộng chiêng ầm ỷ làm ra vẻ quân đông như kiến đánh lừa giặc. Đứng trên thành nhìn thấy quân Ân kéo đến khiêu chiến ước lượng chỉ trên dưới 2 vạn quân mà thôi, thời hiểu ngay chỉ là bước đầu dùng đoàn khiêu chiến thăm dò thực lực đối phương, sau đó mới tấn công thành.

Nói về Tử Điển Phi như con chim đã bị ná, thoát chết nên hết sức cẩn thận, nhìn lên cung thành thấy quân Văn Lang đông như kiến, chiêng trống rền trời thời nghỉ quân Văn Lang đã dồn hết vào thành, bảo vệ cung thành hay chỉ là trá hình đóng tuồng lừa đảo qua mặt chúng ít mà làm ra vẻ nhiều. Nhưng lại nghỉ nếu là ở phương Bắc của ta đây chỉ là kế nghi binh làm ra vẻ nhiều quân chính là ít quân, làm ra vẽ ít quân chính là nhiều quân, nhưng đây là nước Nam Văn Lang thời khó mà đón được. Để hiểu rỏ đánh giá nhân tài thực lực của đối thủ. Tử Điền Phi cho người dẩn quân tiến tới sát cổng thành khiêu chiến. Võ Công Công nghe lịnh: Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 3nghìn quân khiêu chiến. Tuân lịnh. Võ Công Công người nước Tần vỏ công cái thế xưa nay chưa từng gặp đối thủ. Cởi con ngựa Hoàng Long cao to khỏe mạnh bộ lông óng mướt, thời cũng nhận ra đây là con quí ngựa chiến có hạng. Võ Công Công đầu đội kim khôi mình mang giáp đồng. Tay cầm trường thương nặng hơn 80 cân có biệt tài thét to như sấm nổ. Kẻ yếu tim ngả ngựa mà chết. Thành Quế Giang Giao Châu là một trong những thành kiên cố huyết mạch giao thương chủ lực khắp địa phận Đông Bắc Giao Chỉ, vị quan phủ trấn giữ thành nầy là em của Cao Lạc Vương Hầu Gia. Cao Lạc Hổ võ công cái thế vừa mới luyện được chiêu ngũ lôi tuyệt thế thần công.

Đứng trên thành Cao Lạc Hổ nghỉ ta mới luyện được ngũ lôi đao pháp thần công đã đến cảnh giới xuất thần nhập hóa, Đốt Kinh, Nhâm Kinh đã được khai thông, có nghĩa là Tiền Đình, Bách Hội, Trường Cùng, Hội Âm Hội Dương thông suốt, Ngũ Khí triều dân lợi hại vô cùng, nhìn tướng giặc thấy có vẻ tài năng lắm, có lẽ đây là cơ hội cho ta lập công thử Đao luôn thể. Liền nói với Trần Nhân Luân tướng quân để thằng giặc nầy cho tôi. Trần Nhân Luân nói Cao Phủ Gia cẩn thận, Cao Lạc Hổ nói tướng quân yên tâm tôi biết tiến thối đúng lúc.

Cao Lạc Hổ là Vương Phủ Vương Gia, nhưng khi yên, giáp vũ khí chỉnh tề thời oai phong lẩm lẩm không kém tướng giặc là mấy, chiêng trống nổi lên cổng thành Quế Giang đã mở 3 nghìn quân cùng phủ gia Cao Lạc Hổ xuất hiện.
Đàn Hổ ra oai, khiếp Cáo Chồn
Rền vang trận địa giặc vùi chôn
Đại Linh nhân kiệt, cùng cùng khắp
Trai Hùng gái Dũng rạng danh thơm
Ba quân tướng sỉ uy linh
Xem đi xét lại khác chi quân trời
Trời Nam khéo nở nhân tài
Rồng Tiên sanh nở, Tiên Rồng lạ chi.

Cao Lạc Hổ đầu đội kim khôi, mình mang giáp sắt, tay cầm Long Đao nặng hơn 80 cân cỡi con ngựa huyết hản ngày đi nghìn dặm uy phong lẩm lẩm, phi ngựa tới chỉ tướng giặc thét như sấm, lũ các ngươi đã qua đây thời không có ngày về liền múa Đao chém tới ào ào, Võ Công Công nào chịu kém, thét như sấm nổ đã gặp ta coi như ngươi đã hết số, nạp mạng đây, trường thương như cơn lốc cuồn cuộn phủ tới.
Thế là lưỡng Hổ phân tranh
Thương qua Đao lại chớp nhanh lạ lùng
Rền vang trận chiến đùng đùng
Cát bay đá chạy mịt mù kinh thiên
Ầm ầm vang dội liên miên
Tám mươi hiệp đã có dư còn thừa
Bổng nghe Lạc Hổ Đao khua
Ngựa người biến mất, ngũ lôi sấm rền
Võ công khiếp đảm hồn kinh
Kiếm thương vun vút cuộn lên ù ù
Ầm ầm lở đất sụp đồi
Ngũ Lôi chơm chớp đất trời ngã nghiêng
Đao Thần xuyên suốt vào tim
Hồn lìa khỏi xác Võ Công đi đời
Quân Nam Đao Kiếm dậy trời
Xông lên quét sạch lũ thời ngoại xâm
Điền Phi khiếp vía hoảng kinh
Xua quân chống trả đến khi cuộc tàn
Quân Nam thắng trận vẻ vang
Điền Phi than thở, thở than rụng rời
Văn Lang con cháu nhà trời
Khó mà xâm lược ôi thời khó mong
Trừ khi nước chảy ngược lên
Mới mong xâm lược làm nên cuộc cờ
Nhưng nay nước vẩn y tờ
Xuôi theo dòng nước vẫn còn xuôi theo.
**************


PHẦN 46

Nói về Lý Hạo Thiên hạ trại dừng quân cách thành Quế Giang Giao Châu chừng 6 dặm, nghe văng vẳng chiến trận nổ ra nóng lòng chờ kết quả, thời có quân vào báo. Báo bẩm Chủ Soái quân ta mở màn khai chiến đã thất trận, Võ Công Công toi mạng, 3 nghìn quân chụm hết 2 nghìn, Lý Hạo Thiên thất kinh nói cái gì Tần Võ Công Công tử nạn rồi ư, bẩm Chủ Soái đã chầu Địa Phủ. Lý Hạo Thiên liền lên ngựa tới chiến trường xem thực hư thời thấy xác binh lính đây đó ngổn ngan thây phơi đầy đất, còn Tử Điền Phi ngồi chống càm rầu rĩ thấy Lý Hạo Thiên tới thời đứng lên thi lễ nhưng sắc mặt bơ phờ xơ xác, Lý Hạo Thiên an ủi, ra trận thắng bại là sự bình thường, hơn nữa chỉ là trận mở màn đánh giá thực lực của địch.

Tử Điền Phi liền báo cáo lại tất cả tình hình nghe thấy cũng như suy đoán cho Lý Hạo Thiên nghe rồi đưa đến kết luận, có lẽ quân Văn Lang dồn hết lực lượng nhân tài vào thành cố thủ rồi, có thể lên trên dưới 10 vạn quân, chúng ta công phá thành không dễ đâu.

Lý Hạo Thiên cười ha hả nói, như vậy càng tốt cho ta chớ sao, chúng đã dồn tất cả lực lượng nhân tài nằm hết trong thành, thời ta khỏi mất công tìm kiếm chúng, chúng càng dồn lực lượng vào thành để cố thủ thời chúng càng chết, còn ta thời dễ dàng hoạt động, khỏi sợ chúng phục kích tấn công bất ngờ. Lý Hạo Thiên khoái chí lên tay xuống ngón, chúng ta chỉ cần bao vây chặt chẽ, theo chiều gió phóng chất độc vào thành làm cho môi trường sống càng ngày càng thêm trầm trọng chết dần chết mòn, chờ thời cơ thuận lợi là xua quân tấn công nhưng ta cần chi làm thế sẽ làm thịt chúng trong vài ngày nữa thôi, cái thành cỏn con nầy làm sao ngăn chặn bước tiến của ta. Bằng ra lịnh cho Tử Điền Phi tăng thêm 3 vạn quân cùng đội quân thiết giáp phong tỏa cổng thành bao vây mỗi lúc một thêm kiên cố, Lý Hạo Thiên nói để cho chúng nếm mùi sự lợi hại của quân âm binh, sau đó mới tấn công chiếm lấy thành. Tử Điền Phi như nhớ ra điều gì quan trọng mừng rở nói, bẩm Chủ Soái chừng nào cho âm binh tấn công thành, Lý Hạo Thiên làm ra vẽ bí mật, chừng nào tấn công thời cho tướng quân biết.      

Đây nói về Cao Lạc Hầu Vương sau khi phân bố lực lượng phục kích, cũng như kế sách đưa giặc vào bẫy tiêu diệt, không bao lâu nhận được tin chiến thắng tại thành Đông Giang Giao Châu, tiêu diệt hơn 10 vạn quân Ân, Tử Điền Phi tả tơi la lết cùng đường, không lấy làm mừng mà hiểu rõ tình thế càng về sau càng quyết liệt, tướng tài giặc càng về sau càng xuất hiện thứ dữ. Nhận được thông tin mật báo, Khương Hoàng Nhân phong Lý Hạo Thiên làm Chủ Soái thống lảnh 20 vạn quân thay cho Tử Điền Phi, ồ ạc tiến quân vượt Đông Giang Giao Châu, sắp vượt qua khúc sông Hạ Lạc, chỉ còn 20 dặm nữa là tới đồi Lâm Giao huyện Lâm Giao. Thời lệnh hỏa tốc cho các lực lượng các chi nhánh khẩn cấp mai phục các vị trí chuẩn bị tấn công khi có lịnh, khẩn cấp tra xét lý lịch Lý Hạo Thiên. Lý Hạo Thiên là người nước Triệu, học nhiều hiểu rộng, đa mưu quỷ kế, võ công xuất chúng, tà thuật kinh người, nhất là môn sái đậu thành binh, vẽ hình thành tướng vô cùng lợi hại đã từng làm khiếp đảm đất Bắc, thời hiểu ngay nguy cơ đã đến, nhất là thành Quế Giang sẽ sớm rơi vào tay giặc. Như sực nhớ ra điều gì, phải rồi gươm Thiên trấn Quốc liền lấy thanh Thủy Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm mang sau lưng xuống, ngắm ngía một hồi rồi rút ra khỏi võ, tức thời muôn đạo hào quang tuông ra chóa mặt, cuồng phong nỗi dậy ầm ầm mưa to gió lớn, sấm chớp rền trời rền đất, ba quân tướng sỉ khiếp đảm kinh hoàng không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Cao Lạc Hầu Vương thấy Thủy Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm lợi hại như vậy cũng đâm hoảng liền đút Kiếm vào võ, tức thời hào quang sấm chớp mưa to gió lớn biến mất, Cao Lạc Hầu Vương trong tay chỉ có 20 vạn quân, đây là bài toán khó. Không thể đánh trực diện với giặc vì giặc nhiều ta ít, khó mà đương đầu nổi, chỉ còn cách đánh theo phương pháp mưu mẹo không cho địch hiểu về mình, còn mình thời hiểu rõ về địch đánh bất ngờ cắt đứt giặc ra từng mảnh nổ lực tiêu diệt địch.

Chứng kiến Thủy Quang Tiên Thiên Bảo Kiếm vô cùng lợi hại, Cao Lạc Hầu Vương liền nghỉ ra một cách đánh táo bạo, nhiều mũi tấn công cùng một lúc, làm cho con mãng xà tinh toàn thân tê liệt, cắt đứt ra làm nhiều khúc xơi cho đã, với 20 vạn quân, khí thế hùng mạnh quân Ân di chuyển như một con xà tinh khổng lồ những thế lực nào ra cản nó liền bị nó nuốt với bộ óc thông minh thiên phú, ứng biến mau lẹ. Cao Lạc Hầu Vương liền ra lịnh cho 2 vạn quân còn lại tức tốc lên đường đến phục kích tại xả An Giao cách thành Quế Giang Giao Châu 6 dặm về hướng Tây, phục kích vừa xong thời quân Ân cũng đã kéo đến mười mấy dặm. Đuôi con mãng xà vừa qua khỏi rừng U Minh Hạ chưa qua khỏi rừng U Minh Thượng, con mãng xà vừa dừng chân là tấn công ngay, bao vây phong tỏa thành Quế Giang gay gắt. Nắm bắt được thông tin nầy thời Cao Lạc Hầu Vương  đã hiểu rỏ ý đồ của giặc nên ra lệnh tấn công trước, ý đồ của giặc tấn công ta liền tức tốc thông báo cho các cánh quân phục kích khi thấy ám hiệu núi Ngũ Chân, núi Thượng thời tấn công.

Nói về Lý Hạo Thiên cùng Tử Điền Phi sơ sót để lọt thông tin bàn tính mưu sự đến tai ba quân tướng sỉ, là quân Văn Lang đã dồn hết lực lượng vào thành Quế Giang đã bị quân ta phong tỏa không cho con chó con mèo nào thoát lọt ra ngoài, cũng như bịt miệng hang chồn không cho chạy thoát ra ngoài, từ từ xông khói vào mà tiêu diệt trọn ổ. Quân Ân khoái chí ăn uống no say ít phòng bị, cảnh giác canh gác qua loa, có lẽ vì hơn 10 ngày lúc nào cũng cảnh giác đề phòng cao lại thêm di chuyển hàng 100 dặm có phần mõi mệt cọng thêm thông tin quân Văn Lang đã dồn hết vào thành, nên đại đa số không theo khẩu lệnh ít ngủ cảnh giác cao mà ngược lại chủ quan đại đa số ngủ ngon lành.

Nói về 3 vạn quân của Nguyên Chấn Lạc phục kích dưới chân núi Ngũ Chân, phát hiện ra quân dọ thám của Lý Hạo Thiên và đã đánh lừa được chúng, chúng không phát giác được gì, khi chúng biến đi thời 3 vạn quân mới di chuyển đến nơi phục kích đã dự định, không bao lâu quân Ân kéo đến đông như kiến, lần lượt vượt qua địa phận Ngũ Chân, từng khúc từng khúc nối đuôi nhau như gon tàu xe lửa, đầu tàu xa lắc mà gon tàu mới khúc giữa nằm trong địa phận Ngũ Chân. Bổng con mãng xà dừng lại, khúc giữa con mãng xà cách quân Văn Lang phục kích không xa, chỉ hơn hai dặm là cùng. Điều kỳ lạ đêm nay khác với mọi đêm là trời đất âm u nhưng không mưa, có lẽ Hồn Thiên Sông Núi che chở cho quân Văn Lang ẩn náu phục kích thuận lợi, bám sát quân giặc chờ có lệnh bất ngờ ra tay.

Màn đêm yên tỉnh đã chuyển sang canh ba, ánh lửa trên núi Ngũ Chân bổng sáng lên le lói như báo hiệu giờ tấn công đã tới, nhìn thấy ánh lửa le lói trên núi Ngũ Chân, Nguyên Chấn Lạc liền ra lịnh cho 3 vạn quân đã chia làm ba mũi, âm thầm lặng lẽ áp sát giặc, làm chủ động mọi tình thế, nhất là đội quân cảm tử lăn lỏi vào quân giặc, khôn khéo mưu dũng khi có lịnh là ra tay.

Đây nói về Cao Hùng Phi cùng 3 vạn quân phục kích phía Đông Bắc cách thành Quế Giang chừng hơn ba dặm, phát hiện thấy ánh lửa le lói trên núi Ngũ Chân liền ra linh cho 3 vạn quân ba mũi tiến quân âm thầm lặng lẽ trong đêm tối kéo đến áp sát đầu cổ con mãng xà, chờ khúc giữa con mãng xà bị tấn công cắt đứt làm đôi thời ra lịnh tấn công.

Nói về núi Thượng quân thám báo nhìn thấy ánh lửa yếu ớt, phát ra từ núi Ngũ Chân, nếu không được báo trước thời khó mà phát hiện ra, nhận được tín hiệu từ núi Ngũ Chân tức thời núi Thượng phát tín hiệu tiếp theo.

Nói về Huỳnh Trung Hải cùng 1 vạn quân đang phục kích cách rừng U Minh Thượng không xa để tránh quân dọ thám của giặc còn Huỳnh Trung Hải một mình đến U Minh Thượng ẩn mình kín đáo theo dõi giặc vì đã dự đoán biết trước, quân giặc sẽ cho người thám thính trước khi đại quân đi qua và thật vậy Huỳnh Trung Hải ẩn mình không bao lâu thời nghe vó ngựa nếu không chú tâm tới thời không bao giờ nghe được, sau đó có bóng người thoáng qua lao nhanh về rừng U Minh Thượng có lẽ chúng không phát hiện được gì, chúng trở ra sau đó biến mất, khoảng mấy giờ sau thời quân Ân ùn ùn kéo đến đông như kiến, như con mãng xà dài mười mấy dặm, có lẽ đây là khúc đuôi của con mãng xà kéo theo nhiều xe cộ và hình như con mãng xà không di chuyển nữa. Huỳnh Trung Hải âm thầm rời khỏi vị trí tránh xa tầm kiểm soát của giặc theo dõi cái đuôi mãng xà dài bao xa và thấy đã qua khỏi rừng U Minh Hạ chừng 5 dặm. Đêm đã về tiếng cuốc kêu vượn hú những loài chuyên ăn đêm chúng thi nhau lùng sục khắp nơi, nhìn thấy ánh lủa núi Thượng le lói sáng lên tức thời 1 vạn quân của Huỳnh Trung Hải rời khỏi vị trí âm thầm lặng lẽ tiến quân áp sát quân giặc, vị trí dừng quân của giặc gần rừng U Minh Thượng nên giặc đề phòng cảnh giác cao. Chúng nhìn thấy núi Thượng bổng dưng có ánh lửa, chúng liền sinh nghi, nhưng màn đêm âm u tỉnh mịch chúng chẳn phát hiện được gì, thỉnh thoảng có luồn gió lạnh xuyên làm cho bọn giặc cảm thấy rùng mình sởn óc.

Đây nói về Nguyễn Sinh Kỳ sau khi thắng trận đại phá quân Ân tại thành Đông Giang Châu tiêu diệt hơn 10 vạn quân giặc, rút quân bí mật tới rừng U Minh Hạ phía Đông Nam phục kích ở đó cho quân thám theo dõi. Khi nào quân Ân qua khỏi rừng U Minh Hạ thời cho quân đào hào, đào hầm cắm chông độc chận đường rút lui tiêu diệt chúng.
Nghỉ rằng Châu Chấu đá xe
Tưởng đâu Chấu ngã ai dè xe nghiêng
Tuy rằng chỉ một vạn quân
Đánh tan mười vạn trở nên anh tài
Con chuột quật ngã voi trời
Cũng nhờ kế bẫy ôi thời lạ chi
Mạnh thời dùng sức mà thi
Yếu thời dùng trí diệt đi kẻ thù
Huệ gươm mới thật tuyệt vời
Đánh tan xâm lược biển trời bình yên
Gươm huệ mới thật gươm thiên
Giặc Ân khiếp vía hồn kinh phen nầy
Huệ gươm cuộc thế chuyển xây
Nước non Độc Lập cờ bay Tiên Rồng
Cháu con theo gót Vua Hùng
Vì dân vì nước một lòng vì dân
Giặc Ân nầy hỡi giặc Ân
Trận nầy còn sống mới mong kỳ tài
Nếu không hồn xuống diêm dài
Sống trong Địa Ngục hết đời ngoại xâm.
**************


PHẦN 47

Gần hết canh ba, quân Ân phần nhiều đang an giấc, bổng nghe quân reo ngựa hí vang trời giật mình kinh hãi, chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra thời quân Văn Lang như quỷ như ma ập tới tấn công, phặp phặp gươm, Đao, giáo, mác đâm chém tơi bời, tên lao xối xả như mưa trút. Tướng giặc là Tấn Hầu Vương bị trúng tên lao khắp người ngã gục chết tốt, quân Ân rối loạn càng rơi vào tình thế bất lợi, quân Văn Lang làm chủ thế trận hạ gục quân Ân chết thôi là chết, quân Văn Lang thắng thế chém thôi là chém đến nỗi cùn Đao lụt Kiếm, khúc giữa bụng con mãng xà bị banh xé tơi bời xác phơi la liệt.

Lý Hạo Thiên xích xáng vì đòn tấn công bất ngờ nầy, không hiểu quân Văn Lang từ hướng nào đến, có bao nhiêu quân mà dám tấn công vào đại quân ta hay chỉ là một nhốm quân liều mạng nào đó, đang lúc suy nghỉ thời có quân cấp báo. Bẩm Chủ Soái quân địch tấn công ta ở khúc giữa, quân địch đông như kiến như đàn hổ dữ xông vào đàn cừu, dê mà xơi mà nuốt. Lý Hạo Thiên quát tháo nói bậy, tên lính sợ quá run lập cập, lại có tên khác tới báo, bẩm Chủ Soái Tấn Hầu Vương tử nạn, Tần Hầu Vương ngã gục, ba quân tướng sỉ hồn chầu âm phủ, năm vạn quân khúc giữa tình thế nguy cấp, các tướng lần lượt bỏ mạng, tình thế nguy ngập. Lý Hạo Thiên thét lớn cái gì, tức tốc cùng một số tướng lỉnh đến hiện trường trực tiếp chỉ huy cứu vản tình thế, Lý Hạo Thiên đi chưa đến nơi thời phía sau lưng đầu, cổ con mãng xà đã bị tấn công, quân reo dậy đất Đao, Kiếm vang trời thì ra quân Văn Lang từ hướng Đông ào tới tấn công vào đầu, vào cổ con mãng xà, Lý Hạo Thiên đi chưa tới nơi còn hơn hai dặm nữa mới tới nơi trận chiến, thời nghe phía sau quân reo dậy đất, Đao Kiếm vang trời thì ra quân Văn Lang từ phía Đông tấn công thẳng vào trung tâm đầu não, đầu, cổ con mãng xà, tình thế càng thêm nguy ngập.

Lý Hạo Thiên đành phải quay trở lại đầu con mãng xà trực tiếp chỉ huy chống trả, Lý Hạo Thiên về chưa tới nơi còn hơn một dặm thời bất ngờ quân Văn Lang từ phía Tây đánh xuống như sấm sét vào cổ con mãng xà, quân Ân chỉ lo chống trả phía Đông bất ngờ tấn công phía Tây làm cho quân Ân lúng túng hoang mang rối loạn đội hình, chết la chết liệt, Lý Hạo Thiên la hét chỉ huy nhưng quân Ân bị tấn công nghẹt thở, mạnh ai nấy chống trả không theo lệnh của Chủ Soái nữa, Lý Hạo Thiên tức quá la hét dậy trời dậy đất khan cả tiếng, quân Văn Lang tấn công mỗi lúc một thêm dữ dội, quân Ân càng lúc càng rối loạn dẩn đến đánh lầm lẩn nhau. Đến lúc nầy Lý Hạo Thiên mới hiểu rỏ sự lợi hại của quân Văn Lang liền điều động quân chủ lực, kỵ binh thiết giáp đến, tấn công vào đội quân chủ lực quân Văn Lang, đội quân chủ lực quân Văn Lang như đàn mảnh hổ hạ gục đàn sói thây phơi chật đất. Bất ngờ bị đội quân thiết giáp chủ lực của giặc tấn công, tình thế liền đổi thay, quân Văn Lang bị đội quân thiết giáp của giặc giáng xuống những đòn chí tử, quân Văn Lang chống trả không lại bị đội quân thiết giáp của giặc phay như chuối, tình thế đảo ngược, quân Văn Lang binh giáp tả tơi, thì ra đội quân cánh Tây tấn công vào cổ con mãng xà do Cao Lạc Hầu Vương trực tiếp chỉ huy. Thấy đội quân thiết giáp của giặc vô cùng lợi hại, tình thế chiến trận đảo ngược có thể nói là nguy cấp liền thổi tù huy động đội quân thiết giáp đến xung trận chống trả lại đội quân thiết giáp của giặc, thế trận lại tiếp tục nghiêng về phía quân Văn Lang.

Đây nói về Trần Nhân Luân theo lịnh của Cao Lạc Hầu Vương, thống lảnh 2 vạn quân kết hợp với quân quan phủ Cao Lạc Hổ. Thành Quế Giang Giao Châu lên tới 2 vạn rưởi, phát hiện núi Ngũ Chân có ánh lửa thời chuẩn bị mở cổng thành ùa ra tấn công quân giặc, đêm cuối canh ba thời nghe trận chiến xảy ra rền trời rền đất thời chờ thêm một lúc nữa.

Nói về Tử Điền Phi tuần tra thúc dục quân binh phong tỏa thành Quế Giang nghiêm ngặt, tinh thần phấn chấn, nghỉ qua đêm mai chúng bay sẽ nếm mùi lợi hại của quân âm binh công phá thành, ngày tận số của chúng bây đã đến, càng nghỉ quân Văn Lang sắp bị xẻ thịt, ngứa ngáy cả tay chân.

Bổng nghe quân reo ngựa hí vang trời gươm Đao dậy non dậy núi, kinh hãi nói chuyện gì thế, chuyện gì thế? Không lẽ địch tấn công, trận chiến mỗi lúc một thêm dữ dội, Tử Điền Phi còn đang ngơ ngác, thời có quân đến báo, bẩm phó chủ soái quân địch đã tấn công quân ta cùng khắp, đầu đuôi thủ dỉ khúc giữa chổ nào cũng có, quân ta bất ngờ lúng túng dẩn đến thiệt hại lớn, phải nói là tình thế nguy ngập đến nơi, chí nguy chí nguy khó mà cứu vản. Tử Điền Phi kinh hoảng cái gì, bẩm phó chủ soái tình thế nguy cấp, quân ta sắp đại bại đến nơi, Lý Chủ Soái đang cố sức chống trả nhưng quân địch mỗi lúc một thêm đông, quân ta chống trả không xể nếu không có quân cứu viện. Tử Điền Phi liền huy động 3 vạn quân đang vây thành đến cứu còn lại 2 vạn quân tiếp tục phong tỏa cổng thành. Trần Nhân Luân nhìn thấy giặc đã rút bớt biết là tình thế đang bất lợi cho giặc liền theo đường bí mật thống lảnh hơn vạn quân ra khỏi thành, bọc sau lưng giặc đánh ập tới.

Nói về hai vạn quân giặc đang phong tỏa cổng thành chận đứng không cho quân Văn Lang ùa ra, bất ngờ quân Văn Lang sau lưng đánh ập tới, trở tay không kịp, bị quân Văn Lang ập tới chém xối chém xả, dồn quân Văn Lang về phía cổng thành bất thình lình cổng thành mở toan hơn vạn quân do Cao Lạc Hổ chỉ huy ùa ra như nước lũ, như đàn hổ dữ xông vào quân giặc mà xơi ngấu nghiến, trong bất ngờ đánh ra, ngoài bất ngờ đánh vô kẹp 2 vạn quân Ân vào giữa quân Ân khiếp hãi, nháy mắt tiêu vong chết sạch, thừa thắng xông lên, Trần Nhân Luân, Cao Lạc Hổ kéo quân tới yểm trợ cho cánh quân Cao Hùng Phi, Cao Lạc Hầu Vương.

Đây nói về Cao Hùng Phi thấy khúc giữa của con mãng xà cuộc giao tranh càng lúc càng dữ dội, biết phút tấn công đã đến tức thời ra lệnh cho 3 vạn quân ba mũi đồng loạt tấn công, 2 vạn quân tấn công vào đầu, 1 vạn quân tấn công vào cổ, quân Ân bất ngờ bị đánh ngã nghiên ngã ngữa.

Tướng giặc Ân là Lý Vũ Địa, lấy lại bình tỉnh huy động đội quân thiết giáp chống trả, những con mảnh hổ đang thèm chồn, cáo, sói giặc nào kể gì sống chết, xông tới xáp la cà xé xác đội quân thiết giáp của giặc tơi bời, lớp nầy ngã xuống lớp khác xông lên, đội quân thiết giáp của giặc chỉ có trăm tên, chống không lại đội quân cảm tử lăng xả vào chặt chân ngựa, chúng ào ào xông tới xẻ thịt. Lý Vũ Địa ỷ tài ỷ sắc gào thét xông lên lao vào quân Văn Lang mà chém mà giết. Bổng tiếng tù nỗi lên, đội quân thiết giáp Văn Lang xuất hiện, nhanh chóng bao vây Lý Vũ Địa, có lẽ Cao Hùng Phi ẩn nhẩn chờ đợi tướng soái của giặc xuất hiện mới ra tay, đánh rắn đánh đầu, đánh giặc hạ Tướng đội quân thiết giáp xiết chặt vòng vây nhanh chóng hạ gục Lý Vũ Địa.

Quân Ân như rắn mất đầu nhưng ra sức chống trả quyết liệt, cuộc chiến càng lúc càng sôi nỗi, lúc nầy trời đã hừng sáng quân Ân ỷ đông xông tới lấy thịt đè người, phó tướng giặc là Sầm Côn thúc quân Ân xông lên lao vào cuộc chiến như vũ bão. Quân Văn Lang nào chịu lép vế xông lên lao vào như thát đổ, thế mạnh như chẻ tre thế trận luôn luôn biến hóa, đội quân gươm, Đao, giáo, mác, tên, lao thay nhau ào lên như những con sóng khổng lồ ập vào quân Ân xối xả. Tiếng tù lại nỗi lên đôi quân thiết giáp như đàn voi dữ, xông vào quân Ân càng quét dẩm lên quân thù như dẩm lên cỏ rác chém thôi là chém, chém xối chém xả xuống đầu xuống người quân Ân, xác giặc chồng chất lên nhau thành gò thành đống.      

Đây nói về cuộc chiến đầy gay go căng thẳng quyết liệt, một bên là Cao Lạc Hầu Vương trí dũng, một bên là Lý Hạo Thiên kỳ tài, càng lúc càng gây cấn hấp dẫn, trận thế đang nghiêng về quân Văn Lang, Lý Hạo Thiên chưa biết phải làm sao thời thấy Tử Điền Phi kéo 3 vạn quân đến cứu viện nhập cuộc, mừng thời có mừng nhưng cũng biết đã bị trúng kế địch, có lẽ giờ nầy số quân ở lại bao vây cổng thành đã bị quân Văn Lang nuốt hết rồi nhưng tình thế bắt buộc không thể làm gì khác hơn, Lý Hạo Thiên nghỉ còn nước còn tác cố sức xoay chuyển tình thế, liền ra lịnh cho 3 vạn quân vào cuộc cùng đội quân thiết giáp mới đến tấn công quét sạch đội quân tử chiến Văn Lang.

Quân Văn Lang thật ra chỉ có hơn 2 vạn quân nhờ thế chủ động lợi dụng màn đêm, táo bạo tấn công bất ngờ làm cho quân giặc trở tay không kịp hạ gục chúng, nhưng giờ đây quân Ân vào cuộc tăng thêm 3 vạn, có cả đội quân thiết giáp khi bầu trời mỗi lúc một hừng sáng. Cao Lạc Hầu Vương đâm lo vì trời mỗi lúc một hừng đông, giặc sẽ thấy quân ta ít hơn chúng, chúng sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng ta, quân Ân được lịnh ập tới xông vào như nước lũ, quân Văn Lang cố sức chống trả nhưng mỗi lúc một yếu thế, nguy cơ đến nơi. Bổng nghe quân reo ngựa hí vang trời quân Văn Lang từ đầu mãng xà đánh rọc xuống cổ thế mạnh như chẻ tre, bọc sau lưng 3 vạn quân Ân đánh tới khiến quân Ân lúng túng, bổng từ phía Đông quân Văn Lang dồn tới ép quân Ân nghẹt thở, cuộc chiến dồn dập Đao Kiếm rền trời đinh tai nhức óc.

Lý Hạo Thiên cùng Tử Điền Phi ra sức gào thét Đông đánh Tây xông, Nam đâm Bắc chém, Lý Hạo Thiên đang lúc hăng say chỉ huy chống trả lại quân Văn Lang như đàn hổ dữ ào ào xông vô như nước vỡ bờ. Bổng nghe một tướng máu me đầy người phi ngựa đến vừa gặp Lý Hạo Thiên thét lớn Chủ Soái hãy chạy đi kẻo không kịp nói xong nhào xuống ngựa mà chết, người ấy không ai khác hơn là phó tướng Sầm Côn.

Lý Hạo Thiên tức đến nỗi muốn nổ tung lồng ngực liền cỡi cái bao lớn thường mang sau lưng ra, miệng lâm râm đọc chú, dốc cái bao liền hai cái, cái thứ nhất hàng vạn vạn hạt đậu tuông ra, cái thứ hai hàng trăm hình tướng quái dị tuông ra, Lý Hạo Thiên hô biến tức thời cuồng phong nỗi dậy hơi lạnh thấu xương trời đất âm u tối mù tối mịt, quỷ gào ma thét xông tới tiêu diệt quân Văn Lang.
Thơ rằng:
Trời vừa chạn vạn rạng đông
Bổng nhiên mù mịt cuồng phong dậy trời
Hơi lạnh xuyên thấu tim người
Quỷ ma gào thét ôi thời quỷ ma
Xông vào ăn thịt người ta
Vặn đầu bẻ cổ lột da con người
Quân Nam gục ngã tơi bời
Khó mong thoát chết phen nầy khó mong
Lạc Hầu nhớ đến gươm binh
Tức thời rút Kiếm chỉ lên bầu trời
Hết hồi rồi lại sang hồi
Chờ xem trận chiến ai thời hơn ai.

Đây nói về Huỳnh Trung Hải, theo lệnh của Cao Lạc Hầu Vương, thống lảnh 1 vạn quân phục kích cách rừng U Minh Thượng về hướng Tây hơn dặm. Huỳnh Trung Hải một mình tới rừng U Minh Thượng phục kích, thấy quân Ân đi qua lâu lắc, thời tới khúc quân nhiều xe cộ, có lẽ đây là khúc đuôi kéo dài hàng 6-7 dặm, hàng nghìn chiếc xe nặng nề nối đuôi hàng ba, hàng bón có đội quân thiết giáp hộ vệ. Khúc đuôi con mãng xà cách rừng U Minh Thượng hơn nữa dặm về hướng Đông, con mãng xà tinh, đầu cổ, giữa và đuôi mỗi khúc cách nhau hơn nữa dặm. Nói về khúc đuôi tuy chỉ có 3 vạn quân nhưng kéo dài đến 6-7 dặm, xe cộ người ngựa rộn riệp vô cùng, khói bụi mịt mù.

Mặt trời buông xuống, ban ngày dần dần biến mất thay vào đó là ban đêm trổi dậy mỗi lúc một tối dần, ánh sao chen lẫn nhau mỗi lúc mỗi nhiều nơi chốn trời xa, hơi lạnh nhen nhúm lăn lõi vào người, quân Ân lúc nào cũng hồi hộp vì càng lúc càng đi sâu vào đất chết.

Huỳnh Trung Hải phát hiện núi Tượng có ánh lửa tức thời ra lịnh cho 1 vạn quân âm thầm lặng lẽ áp sát tiến về phía giặc, còn cách giặc vài chục mét thời dừng lại đợi lịnh tấn công. Có lẽ Huỳnh Trung Hải chờ khúc giữa quân giặc bị đánh trước và sự chờ đợi đó không lâu thời nghe chiến trận nổ ra mỗi lúc một dữ dội, Ba vạn quân Ân khúc đuôi nghe chiến trận nổ ra chúng đã sẵn sàng cho chiến đấu, nhất là chúng chú ý rừng U Minh Thượng.

Huỳnh Trung Hải là người đầy gan dạ cũng như mưu mẹo, tấn công đúng lúc thời mới đạt hiệu quả cao, Huỳnh Trung Hải chờ khúc giữa bị đánh tan tác làm cho khúc đuôi láo nháo khiếp hoảng thời mới ra lịnh tấn công và sự chờ đợi đó cũng đến. Khúc giữa con mãng xà khổng lồ bị đánh bật dồn về khúc đuôi làm náo loạn cả lên, không còn chần chừ gì nữa, lịnh tấn công đã nỗi dậy, tiếng xung phong dậy trời dậy đất, trong màn đêm u tối quân Văn Lang chủ động tình thế ào vô tấn công như thát đổ, tên lao thi nhau gầm thét, thây giặc thi nhau ngã đổ.

Quân Văn Lang tinh thần quyết tử lại làm chủ mọi tình huống, quân Văn Lang ẩn trong bóng tối, còn quân Ân ở chổ đèn đuốc sáng vì thế mục tiêu tấn công vô cùng hiệu quả quân Ân chết thôi là chết. Với khí thế tấn công như vũ bão làm quân Ân khiếp hãi, nghỉ rằng quân Văn Lang đông như kiến đành cho quân thối lui trở lại, tướng giặc vừa cho quân thối lui vừa chống trả, quân Văn Lang đang hăng máu ào ào xông vô đâm chém ầm ầm. Tướng giặc là Ô Tất Liệt điều động đội quân thiết giáp chống trả, thấy đội quân thiết giáp xông ra ngăn cản, quân Văn Lang lớp nầy ngã xuống lớp khác xông lên. Huỳnh Trung Hải thấy đội quân thiết giáp của giặc vừa lợi hại vừa hung hảm liền thúc ngựa giục xông vào với thanh Đại Đao nặng hơn 120 cân, phan ngan bửa dọc, quân thiết giáp giặc trúng phải bay bổng lên không như banh lông, Ô Tất Liệt kinh hồn bạc vía, đội quân thiết giáp bị đánh tơi bời.

Ô Tất Liệt thấy Huỳnh Trung Hải tới gần mình mãi lo hạ gục đội quân thiết giáp, liền dương cung bắn một phát vì quá gần lại quá bất ngờ đành trúng mũi tên cực độc nhưng Huỳnh Trung Hải không ngã gục múa Đao nhắm Ô Tất Liệt chém tới miệng thét tiến lên tiến lên quét sạch quân thù, quân Văn Lang ào ào xông tới tiêu diệt đội quân thiết giáp chẳng còn một tên, quân Ân chết la chết liệt, Ô Tất Liệt khiếp quá hô rút lui rút lui, quân Ân bỏ xe bỏ cộ đạp lên nhau bỏ chạy, quân Văn Lang rượt hơn ba dặm thời không rượt đuổi nữa.

Nói về Huỳnh Trung Hải trúng mũi tên cực độc đáng lý là ngã xuống ngựa chết liền nhưng Huỳnh Trung Hải không chết liền lại xông vào chém quân Ân như chém chuối làm cho tướng giặc khiếp kinh bỏ chạy. Huỳnh Trung Hải trời phú cho sức mạnh hơn người, có thể đề kháng độc cao nên không thể chết liền, thúc giục ba quân tướng sỉ ào tới xông lên tiêu diệt giặc.Thấy giặc bỏ chạy thời cười vang một hồi sau đó gục người xuống ngựa hồn lìa khỏi xác hồn bay lên Thiên Đàng cùng với linh hồn anh em tử sỉ.
Dù có chết, chết vì dân cũng đáng
Đời hi sinh, cho truyền thống Rồng Tiên
Đường Chính Nghĩa, đường tươi sáng vô biên
Niềm kiêu hãnh, một anh linh bất tử
Vào trận chiến, đầy oai phong hùng dũng
Vì nước non, vào trận kể chi thân
Một cuộc sống, chỉ vì nước vì dân
Hãy tiến lên giữ gìn non nước
Đánh cho Kình - Ngạc vùi chôn
Đánh cho lũ giặc ngoại xâm tàn đời
Đánh cho lũ giặc tơi bời
Đánh cho lũ giặc khiếp thời hồn kinh
Nào chiến sỉ xông lên càng quét
Đạp quân thù như rác như rơm
Nào chiến sỉ nhất tề xông tới
Tên cùng lao, gươm giáo tấn công
Ầm ầm sụp núi lấp sông
Vùi chôn quân giặc hết mong tàn đời
Tiến lên chiến sỉ Đồng Bào
Tiến lên cả nước ta nào tiến lên.
**************


PHẦN 48

Giữa thu trời đất vẩn còn xanh
Đông Hải mênh mông biển an lành
Ơ kìa thuyền chạy hàng lớp lớp
Hướng về Nam Hải chạy nhanh nhanh
Kia rồi eo biển sâu vào đất
Dạ Loan Môn Hải vắng vắng tanh
Hơn nữa tháng trời, thuyền vắng bóng
Bạch Đèn cọc trận đóng quanh quanh
Bủa giăng khắp nơi, chờ kình đến
Thủy triều lên xuống, diệt quân Ân
Hung tin vạn dặm rền đất Bắc
Giặc Ân bỏ mạng xác đầy sông
Eo biển Dạ Loan rền sông núi
Quân thù khiếp vía trận hỏa công
Quân Ân một mạng, không còn sống
Văn Lang từ đấy rạng cha ông
Con Cháu Tiên Rồng đâu có khác
Rạng danh Trung Hiếu, rạng non sông.

Đây nói về Cao Lạc Hải theo lịnh của Cao Lạc Hầu Vương thống lảnh 8 vạn quân đến Dạ Loan Châu, eo Hải Môn, khúc sông Bạch Đằng lợi dụng nước thủy triều lên xuống dùng cọc trận dùng hỏa công tiêu diệt chúng. Cao Lạc Hải tuân lịnh, điểm 8 vạn quân phần lớn giỏi về thủy chiến cấp tốc lên đường đến Dạ Loan Châu.

Đây nói về quân Ân ỷ mạnh xua quân sang bằng nước Nam với một thời gian ngắn, Khương Hoàng Nhân chia làm hai mũi tấn công vào cánh Đông Bắc Văn Lang, đường biển và đường bộ, đường biển do Tử Điền Phi làm Chủ Soái, đường bộ do Triều Chấn Lôi làm Chủ Soái. Triều Chấn Lôi thống lảnh đại quân xuôi theo sông Trường Giang tiến về Đông Hải, phần lớn là thủy quân lục chiến có nhiệm vụ chiếm lấy các Bộ, Châu, Quận, Huyện dọc theo bờ biển thuộc miền Diên Hải.

Triều Chấn Lôi thống lảnh 15 vạn quân, 1500 chiến thuyền lớn nhỏ, đánh chiếm các Châu trọng yếu Đông Bắc Hải Văn Lang như Dạ Loan, Hải Châu, Đông Hải Châu, Phúc Hải Châu thời coi như đã chiếm được Thất Khê Châu, Đình Hải Châu, Hải Hải Châu. Khi đoàn thuyền tiến ra biển khơi thời dừng lại cũng cố đội hình, thuyền lớn ở giữa, thuyền nhỏ bao bọc bên ngoài, ở xa nhìn tới như một con tàu khổng lồ đang di chuyển chầm chậm dọc theo bờ biển tiến sâu vào hãi phận Văn Lang. Con tàu khổng lồ cách bờ biển độ chừng ba hải lý, 6-7 cây số, không bao lâu đoàn tàu khổng lồ đã vượt qua nhiều hải phận như Thất Khê Châu, Đình Hải Châu, Hải Hải Châu, Phúc Hải Châu, rồi tiến sâu vào hải phận Dạ Loan Châu có eo lớn sâu vào đất liền.

Trên một chiến thuyền to lớn có đề cờ chủ soái Triều Chấn Lôi, Triều Chấn Lôi là vị chủ soái văn vỏ song toàn, cơ trí hơn người, thống lảnh 15 vạn quân, bảy trấn chư hầu gồm Triệu, Tần, Tấn v..v..Triều Chấn Lôi nhìn thấy eo biển lớn sâu vào đất liền, liền cho đoàn thuyền dừng lại lật bản đồ ra xem, thời đã biết tới eo Dạ Loan Châu là nơi đổ bộ vào đất liền, thọc sâu và chiếm lỉnh các Châu, Bộ trọng yếu, cắt đứt giao thương, trục lộ giao thông, khống chế một vùng Đông Bắc rộng lớn đất liền cũng như hải phận đường biển.

Để tiến hành xâm lược thuận lợi đạt kết quả như ý muốn thời phải họp bàn kế sách tiến quân chu đáo và cuộc họp bàn ấy vô cùng sôi nỗi nhưng rồi cũng đưa đến kết luận chung, những giải pháp cho là hợp lý nhất.
Từ chiến thuyền lớn, thả xuống 20 chiếc thuyền nhỏ mỗi chiếc 10 người, đó toàn là những tay cao thủ, được tu luyện, rèn luyện trở thành những nhà thám tử, thám báo chuyên nghiệp dò la tin tức, theo dõi tình hình quân địch, những con chó săn nầy, đánh hơi tài tình, những tay trộm cắp thông tin lão luyện, moi móc tin tức khéo léo những con cáo thành tinh đầy biến hóa, trá hình luồn lách trong lòng địch, trong đêm tối phát hiện con mồi, để rồi kéo cả đàng cả lũ đến xơi.

Màn đêm buôn xuống, eo Dạ Loan Châu tiếng sóng vỗ vẫn như ngày nào, ngọn gió Đông Nam vẫn mát lạnh, đêm hơi ẩm vào đất liền làm giảm cái nóng oi bức của ban ngày còn sót lại. Những ngọn phi lao vẫn hướng về bầu trời xa thẩm, điệu nhạc du hương, theo làn gió đưa đi phát ra từ lùm cây kẻ lá, ánh sao đêm nhớ ánh nắng chiều mờ màn tỏa sáng, mặc nước lung linh lấp lánh như nói với các vì sao rằng hãy cố gắng tỏa sáng hơn lên, đem ánh sáng về cho trần gian cho non sông nở cảnh bạc vàng nở cảnh giàu sang no cơm ấm áo. Kìa sao thế những đám mây đen xuất hiện, trăn sao u mờ, một cõi u buồn trổi dậy khắp quê hương.

Những chiếc thuyền con của giặc như những con quỷ ẩn hiện mang theo hơi lạnh lăn lõi vào hồn người những con quỷ âm thầm lặng lẽ chẳng khác nào loài chồn, cáo rình rập ăn đêm. Bổng tiếng quẩy làm nước tung tóe, thuyền giặc giật mình, có người liên tưởng đến cảnh cá sẽ ăn thịt chúng, chúng nghe trong xương tỷ lành lạnh, nỗi da gà, da ốc, có tên mật kém nỗi lên sợ hãi, tay chân mất đi sự linh hoạt, chúng nghỉ đất Phương Nam đã huyền bí, con người Phương Nam còn lắm điều huyền bí hơn nữa.

Nơi thuyền con của giặc nhiều tiếng thì thào lạ quá, lạ quá, sao yên lặng thế nầy, không lẽ địch đã biết ta đến nơi nầy, nên đã có chuẩn bị trước, chúng luồn lách theo bóng cây cụm đá có một số phi thân lên bờ như bóng ma sâu vào đất liền và chúng đã phát hiện đèn thật là nhiều đèn, có lẽ dân chài lưới đêm về tụ tập nơi đây, chúng chui rúc như loài chuột, hết chỗ nầy đến chỗ khác âm thầm lặng lẽ rình mò như những tên ăn trộm, tiến sát đến chổ mà chúng cho là có cửa kín hoặc khám phá ra những bí mật. Và chúng vô cùng kinh ngạc, hình như dân chài nơi đây không hay biết một chút gì về tình hình chiến tranh, họ vẫn tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra, cha con chồng vợ vẫn quây quần bên mái ấm, chợ đêm vẫn nhốm, kẻ mua người bán tấp nập, chúng dần dần lộ liễu bạo dạn tới sát chợ đêm, chúng đi sâu vào làng xốm, chúng nhìn những dân chài mộc mạc với bàn tay khéo léo khâu vá những mảnh lưới đã bị rách, chuẩn bị cho chuyến đánh bắt ngày mai. Những con chuột thám báo giặc Ân bạo dạn hơn, chúng lục lạo tìm ra cái mà chúng đang cần.

Có tên còn lên tiếng, sao không thấy quân Văn Lang lản vản. Hay là chúng phục kích ẩn sau trong lòng chài. Thế là chúng tản ra mất hút trong đêm tối. Hết canh ba 20 chiến thuyền giặc đã lao nhanh ra khỏi cửa biển. Chúng xầm xì với nhau mầy phát hiện được gì không? Người nọ lắc đầu hỏi lại còn mầy thì sao? Ta đã đi suốt mấy canh giờ sâu vào làng chài, sâu vào thôn xóm nào có phát hiện ra quân Văn Lang. Đâu đâu cũng thấy một cảnh quang như không có chuyện gì xảy ra. Tao cũng thế lạ quá nhỉ.

Trong khi ấy trên gành đá biển. Một người a không phải, là ba người mới đúng. Ba người đồng nói đũ rồi. Thì ra ba người đang để hết tâm ra đếm. Ba người đều quan sát đếm thuyền giặc ra vào đều ăn khớp trùng hợp nhau, nói xong ba người phi thân mất hút. Hết canh ba sang canh tư độ gần nữa giờ 20 chiến thuyền trinh thám của giặc đã về đến chiếc thuyền lớn. Đội thứ nhất báo cáo. Chúng thuộc hạ gồm bảy mươi người. đi sâu vào làng chài nghe ngóng dọ thám. Thấy nơi đâu cũng yên tỉnh như không có chuyện gì xảy ra, không có sự chửng bị nào cả. Sinh sống bình thường như không hay biết chửng bị có chiến tranh. Không phát hiện ra một khả nghi nào cả. Nói tóm lại không tìm đâu ra chứng cớ cho chửng bị chiến tranh. Cũng như quân Văn Lang chẳng thấy một tên.

Đội thứ hai báo cáo. Bẩm Chủ Soái. Chúng thuộc hạ gồm 70 người. Thuyền ta len lõi vào các thuyền neo đậu của dân. Cũng không phát hiện được gì ngoài gia đình chung bửa tối. Rồi làm những chuyện thường ngày thường thấy ở dân chài, như vá lưới, móc chì, cột phao, móc câu. Không hề hay biết chiến tranh sắp xảy ra.

Đội thứ ba báo cáo. Bẩm Chủ Soái. Chúng thuộc hạ gồm 70 người đã khảo sát các thuyền đánh cá lớn, nhỏ có hơn nghìn chiếc, thuyền đều trống rổng chẳng thấy một tên lính quân Văn Lang nào cả và các chủ thuyền chỉ lo công việc chài lưới mà thôi không phát hiện những khả nghi. Nghe ba đội thám báo, báo cáo qua tình hình cảng cửa eo Dạ Loan Châu thời lấy làm ngạc nhiên như không tin ở lỗ tai mình, nhưng đây là sự thật một sự thật ngoài sức tưởng tượng của một người xưa nay vẩn nỗi tiếng là diệu đoán như Thần. Triều Chấn Lôi triệu tập cuộc họp khẩn cấp, phổ biến tình hình dọ thám cho các tướng nghe rồi đưa đến kết luận. Có lẽ quân Văn Lang dồn hết lực lượng đối đầu chống trả nhiều mũi tấn công của ta qua đất liền với khí thế dời non lấp biển lo chống trả còn không kịp, không ngờ quân ta tấn công đường biển nên mới không có sự chửng bị như vậy, đây cũng là cơ hội cho chúng ta tấn công bất ngờ giành lấy mọi thắng lợi, làm cho quân Văn Lang trở tay không kịp, chúng ta thọc sâu vào đất liền đổ bộ lên các Châu, Quận, Huyện nội trong ngày nay tất cả chuẩn bị nghe lịnh.
**************


PHẦN 49

Một người chỉ huy tốt, trí huệ đầy đủ chỉ cần chiếm lỉnh trận địa trước, mặc sức bố trí giăng bẫy chủ động mọi tình thế đưa địch vào cạm bẫy của mình, địch giặc tới sau liền bị đánh lừa, đánh giá sai về tình hình thực tại bày ra trước mắt để rồi dẩn đến sự thất bại, thất bại thê thảm. Giặc tới sau, còn ta thời tới trước chủ động trận địa, tất nhiên ta sẽ có ưu thế về mọi mặc, chủ động mọi tình thế, còn giặc rơi vào tình thế hoang man dẫn đến thiệt hại lớn không sao tránh khỏi. Đã nắm thế chủ động, thời hành động phải đúng lúc đúng thời, đúng nhược điểm yếu huyệt của giặc mới có kết quả cao, nếu không như thế, ra tay không đúng lúc, manh động thiếu suy nghỉ, thời ngược lại phần thắng sẽ không hẳn nghiên về ta có thể gây ra tổn thất lớn lao, chính mình hại lấy mình, chỉ cho giặc lạy ông tôi ở bụi nầy dẫn đến thất bại nữa là khác.       Phàm muốn dụ địch lọt vào kế bẫy của mình cách tốt nhất là để địch phán đoán nhận định sai về mình, có thể nói một cách dể hiểu, ta hiểu về địch quá rõ còn địch hiểu về ta quá ít, luôn luôn nhận định đánh giá sai lầm, có thể nói ta là con Rồng, địch nghỉ là rắn ta là cọp, địch nghỉ là dê, heo. Nơi trận địa ta giăng lưới, giăng bẫy cùng khắp mà chúng nghỉ là không, cái phép nghi binh biến quân tướng thành dân chài lưới, biến thiệt thành giã, biến giã thành thiệt, đánh lừa giặc đưa giặc vào chổ nguy hiểm không lối thoát. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc là cuộc chiến tranh vĩ đại, đầy chính nghĩa tinh thần luôn luôn ở thế mạnh, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc, còn ngoại xâm bao giờ cũng ở thế gian ác tà Đạo, phi Nghĩa, ở thế bất lợi đối với nhân loại tiến bộ khắp thế giới mà còn liên kết chống trả mạnh mẽ, những con người lòng lang dạ thú sống theo lối sống tàn bạo, chuyên làm hại nhân loại con người bạn bè láng giềng anh em. Khả dỉ ta thắng được ngoại xâm là vì ta có truyền thống Chính Nghĩa, truyền thống chống ngoại xâm lại có nền Văn Hóa Cội Nguồn, Hiến Pháp dựng nước và giữ nước, Văn Hóa Cội Nguồn đã cho ta trí tuệ, một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, nghiền nát quân thù. Kế sách chống ngoại xâm là kế sách lâu dài hiểu rõ ý đồ xâm lược của giặc, luôn luôn đánh vào chỗ giặc không ngờ tới, hết bất ngờ nầy đến bất ngờ khác, luôn rơi vào thế bị động, khiến giặc mờ mịt đối phó khó khăn không thể tấn công ta hay xâm lược theo ý đồ của giặc được.     Cách đánh biến hóa như sau, nêu ra một phần nhỏ, ví dụ một sợi lông trong con người, có thể nói một cách dễ hiểu, binh pháp chống ngoại xâm nhiều như lông, tóc, râu mọc trên thân thể con người, nhưng nêu ra đây chỉ một sợi lông làm ví dụ mà thôi mà cha ông ta đã từng sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Độc Lập dân tộc.
Ví dụ:  giặc Ân tấn công vào mục tiêu A nhưng mục tiêu A trống rổng không có gì, làm cho giặc lạc phương hướng, tối tăm mù mịt rơi vào thế khủng hoảng bị động.

Từ mục tiêu B mục tiêu mà giặc đánh giá là không có gì, bất ngờ tung ra đoàn chí tử giặc trở tay không kịp dẫn đến thất bại lớn. Lúc nầy giặc đã thấy rõ mục tiêu B liền chủ động tấn công mục tiêu B, mục tiêu B giã thua bỏ chạy dụ giặc vào cạm bẫy C, mục tiêu C bất ngờ tấn công làm cho giặc hoang mang không biết đâu mà chống trả vì chống trả sẽ rơi vào cạm bẫy tiếp theo. Mục tiêu B từ thế giã thua bỏ chạy biến thành mục tiêu D thành thế bao vây, đồng loạt các mục tiêu tấn công, xé giặc ra từng mãnh nhỏ, khúc nhỏ, không liên kết sức mạnh được, từ một con mãng xà tinh khổng lồ thành nhiều con rắn nhỏ, chỉ cần một con bìm bịp cũng nuốt được nhưng đây chỉ là một đầu lông binh pháp trong vạn vạn đầu lông binh pháp mà ông cha ta đã áp dụng bảo vệ nền Độc Lập dân tộc thời Hùng Vương kéo dài 2.622 năm giữ nước, cọng thêm 79 năm dựng nước thời Quốc Tổ 2.701 năm ở thời Thượng Hùng Vương và Hạ Hùng Vương. Trên phương diện cầm quân, sách lược, chiến lược, chiến thuật, đoán trước ý đồ của giặc, tương kế tựu kế, mưu mẹo, thủ đoạn, mượn lực, nương lực, thủy hỏa phong, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, kết hợp thiên nhiên để chiếm lỉnh thượng phong, giành lấy chủ động trong mọi thời cơ gây ra tiến vang lớn mà Văn Hóa Cội Nguồn vẩn là nòng cốt của mọi sự thành công. Vũ khí tâm lý là thứ vũ khí dù ở thời nào cũng có giá trị cao nhưng không phải ai cũng sử dụng được nó mà phải có tiến trình độ biện chứng cao, cả tinh thần lẩn vật chất. Đánh đoàn tâm lý làm hoang mang tinh thần của giặc, đưa giặc đến chổ giảm sút tinh thần chiến đấu, mất niềm tin đi đến chổ nghi ngờ, phàm nhiều nghi ngờ thời gươm Huệ không còn sắc bén nữa, không làm chủ được tình hình dẫn đến liên tục phán đoán sai lầm đưa giặc vào thế diệt vong. Xét về cục diện quân ta ít hơn quân địch, thế mà quân địch luôn luôn rơi vào thế bao vây của ta, cũng với cái câu mạnh dùng sức, yếu dùng chước, mượng lực, nương lực mà thôi, cũng như mượn gió hạ cây, dùng ròng rọc, đòn bẩy để nâng vật nặng, cũng như to lớn gấp chục lần ta. Thật ra hai bên giao chiến đâu cứ phải quân số gấp nhau mười lần mới tiến hành bao vây tiêu diệt địch, chúng ta chỉ cần áp dụng kế sách xé nhỏ lực lượng bằng những đoàn đánh có chủ ý, làm cho giặc phân tán lực lượng bất ngờ bao vây tiêu diệt địch.

Nói về Cao Lạc Hải là người đa mưu lắm trí, hiểu rõ quân giặc gấp đôi quân mình nên luôn luôn dùng cơ trí đối đầu với giặc, vận dụng nước thủy triều lên xuống làm lợi thế để đánh giặc, dùng cọc trận bao vây thuyền địch dùng hỏa công tiêu diệt chúng. Muốn làm được thế, chúng ta phải phán đoán đường đi nước bước ý đồ xâm lược của giặc giăng bẫy chờ chúng đến lừa chúng lọt vào thế trận bao vây tiêu diệt. Ván cờ ít nhất cũng phải tính ba bốn nước, sự kết hợp đúng lúc, đúng thời, đúng kế sách, đúng tầm phản công ăn khớp với thủy triều lên xuống mới có kết quả cao.

Mai Xuân Lành nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân, trưng dụng hơn 1 nghìn chiếc thuyền lớn, nhỏ đánh cá của ngư dân vận chuyển cọc, chờ cho thủy triều xuống thời đóng cọc dày xuống lòng sông kéo dài 8-9 dặm ở khúc sông Bạch Đằng Giang, nội trong năm ngày cho xong trước khi giặc đến. Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật, chỉ thấy Mại Xuân Lành gật đầu lia lịa nói thuộc hạ tuân lịnh.

Thi Đại An nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm 3 vạn quân nhanh chóng đóng 6 nghìn bè lửa lớn tẩm dầu khi có lệnh, phân ra làm hai, khi nước thủy triều lên ta đánh hỏa công từ cửa biển vào theo nước lên, khi nước thủy triều xuống ta đánh hỏa công theo nước rút từ đất liền ra cửa biển. Cao Lạc Hải còn dặn thêm bao điều bí mật nữa chỉ thấy Thi Đại An tướng quân gật đầu lia lịa nói thuộc hạ xin tuân linh rồi điểm quân khẩn cấp thi hành nhiệm vụ.

Lê Công Minh nghe lịnh:  có thuộc hạ, tướng quân điểm 2 vạn quân đóng 4 nghìn bè lửa tẩm dầu khi có lệnh, ẩn dấu khéo léo trong làng chài, khi có lệnh tấn công thời lao ra đốt thuyền giặc. Cao Lạc Hải cũng dặn thêm bao điều bí mật chỉ thấy Lê Công Minh nói thuộc hạ xin tuân lịnh rồi điểm quân ra đi. Thế là 8 vạn quân mười mấy tướng ai nấy đều nỗ lực hoàng thành sứ mệnh đã giao.

Nói về eo Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang là vịnh cửa lớn nhất thời bấy giờ, một trong nhiều cửa vịnh Đông Bắc Văn Lang, thuyền bè tấp nập ra vào đông đúc, thuyền đánh cá thuyền buôn lên tới hàng nghìn nghìn chiếc, giao thương với các Bộ, Châu, Quận, Huyện dọc theo bờ biển cùng các đảo biển xa gần lớn nhỏ, hơn một nghìn thuyền lớn nhỏ thuộc của dân được trưng dụng vào trận đánh nầy, cọng thêm 500 chiến thuyền chủ lực quân, thủy quân lục chiến, quân Văn Lang phải nói thuyền đối thuyền ta còn kém giặc xa, nhờ vận dụng thuyền dân nên kế hoạch đã hoàn thành mau chóng trước khi giặc đến.

Nhờ thời gian thỏa mái nên mọi kế hoạch giăng bẫy càng thêm chu đáo, đóng tuồng như thật phải nói là tinh vi không chút sơ hở qua mặt thám tỉnh của giặc. Với mạng lưới thám báo xuất sắc của quân Văn Lang mỗi sự động tịnh của giặc đều không qua được sự giám sát của ta, thông tin cập nhập liên tục và đã phát hiện theo dõi thuyền giặc cách xa hàng chục hải lí. Nhờ cơ trí hơn người Cao Lạc Hải đón được ý đồ của giặc, tương kế tựu kế lập ra nhiều kế bẫy, đánh lừa sự khôn ngoan của giặc nhất là đánh lừa quân dọ thám của giặc, thật ra dân chúng ở Dạ Loan Châu đã được lệnh di tản từ lâu nhất là eo Dạ Loan dân cư ở hai bên sông Bạch Đằng. Cuộc sống bình thường của dân chài chẳng qua là đóng tuồng của quân Văn Lang mà thôi, những dựng cảnh đóng tuồng như cha con chồng vợ quây quần ăn cơm tối, như chợ đêm bán mua nhộn nhịp, cảnh đang lưới, vá chài, móc chì, cột phao đều là đóng tuồng dựng cảnh giả như thật, đánh lừa mật thám của giặc mà thôi.
Cọp có móng, thời Rồng có vuốt
Độc sanh ra, thời có Độc diệt đi
Rắn trổ tài, gặp Đại Bàng đang thi
Mây gặp gió, thời lấy chi trụ vững
Gỗ mục nát, mà đòi chơi với lửa
Cốt tà gian, đâu thể thắng chánh chân
Đường kết cuộc, tan nát hết công danh
Loài cáo sói, cũng chỉ là cáo sói
Kiếp bùn nhơ, chỉ bay mùi hôi hám
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí thiên thanh
Kiếp ngoại xâm, nào rạng chí hùng anh.

Đây nói về Chủ Soái giặc Ân Triều Chấn Lôi nghe quân thám báo, báo cáo tình hình eo Hải Môn, Dạ Loan Châu, khúc sông Bạch Đằng Giang hầu như không có quân Văn Lang mai phục, hơi lấy làm lạ nhưng sau đó nghỉ có lẽ nhà nước Văn Lang bận lo chống trả nhiều mũi tấn công của ta qua đất liền, không ngờ quân ta tấn công cả đường biển khiến cho quân Văn Lang trở tay chẳng kịp hoặc không hiểu là ta sẽ đổ bộ vào eo biển địa phận nào hoặc có chuẩn bị nhưng không đúng chỗ hoặc nước Văn Lang độc lập quá lâu bất ngờ quân ta tấn công làm cho nhà nước Văn Lang trở tay không kịp, tập trung lực lượng còn mỏng, chủ yếu bảo vệ những nơi trọng yếu trước sức mạnh tấn công của ta, càng nghỉ Triều Chấn Lôi càng đắc ý, ra lịnh đổ bộ tấn công vào đất liền như sau.

Tấn Hầu Công nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền giăng hàng ngang, hàng dọc tiên phong. Tràng vô đầy cửa chật sông. Làm cho dân chúng nơi đây khiếp đảm trước uy lực khí thế của quân ta. Khi thọc sâu vào đất liền, qua khỏi khúc sông Bạch Đằng. Đổ bộ lên đất liền, tiến quân đánh chiếm Đông Hải Châu. Tuân lịnh.

Tề Yên Công nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiếc thuyền kế theo sau. Qua khỏi khúc sông Bạch Đằng đổ bộ lên đất liền. Tiến đánh Phúc Hải Châu. Tuân lịnh. Tề Yên Công là em thúc bá Tề Hầu Công. Là người có tài quân sự, là tay lợi hại vô cùng.

Tần Công Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Tướng quân điểm 4 vạn quân, 4 trăm chiến thuyền. Cập bờ đổ bộ lên hai bên sông Bạch Đằng chiếm lỉnh làm chủ toàn bộ địa phận Dạ Loan Châu. Tuân lịnh.

Ôn Trọng Hầu nghe lịnh. Có thuộc hạ. Còn lại 3 vạn quân, 300 chiếc thuyền. Tướng quân phân bổ lực lượng. Kiểm soát đường biển, đường sông, cửa ra vào eo Hải Môn Dạ Loan Châu hết sức nghiêm ngặt. Theo dõi phát hiện những điểm khả nghi. Tuân lịnh.

Thế là cuộc tấn công đổ bộ vào đất liền ồ ạc qui mô chưa từng có. Khi thuyền giặc tiến tới gần eo cửa Đại. Thời thuyền đánh cá của dân phát hiện. liền đánh mõ, khua trống, dộng chiêng báo động inh ỏi. Tức thời thuyền dân túa ra đông nghịt la hét. Đánh trống, đánh mõ, dộng chiên rầm trời rầm đất, làm giặc hoang mang không rõ thực hư thế nào. Tinh thần Dân Văn Lang là thế nầy sao. Thấy khí thế quân chủ lực của giặc ào đến không bỏ chạy, mà còn kéo ra gây chiến không sợ sệt. Đây là lần đầu tiên mà giặc đã thấy, liền có chút nghi ngờ. Thuyền đánh trống dộng chiêng không phải là thuyền dân. Nhưng không phải là thuyền dân là thuyền gì? Không lẻ thuyền quân Văn Lang lại tầm thường. Thuyền kia chỉ dùng cho đánh cá, còn dùng cho chiến trận chỉ đem đến thiệt mạng mà thôi. Tấn Hầu Công vượt thuyền lên trên khảo sát tình hình, xem xét một hồi rồi trở về thuyền lớn, báo cáo lại tình hình.

Bẩm Chủ Soái. Theo khảo sát của thuộc hạ thời không phát hiện ra chiến thuyền quân Văn Lang. Mà chỉ toàn là thuyền Ngư phủ đánh cá nhỏ bé thô sơ tầm thường, thuyền ấy mà đụng thuyền ta thời tan xương nát thịt cần chi mà đánh, lại nữa không thấy quân chủ lực nếu có cũng chẳn qua là quân địa phương mà thôi. Triều Chấn Lôi là tay cẩn thận liền xuống thuyền con chạy tới đó quan sát một hồi.

Lúc bấy giờ nước thủy triều đang lên mạnh làm ngập hết cọc trận, Triều Chấn Lôi lướt thuyền lên phía trước xem xét đánh giá tình hình, nhìn thấy toàn là thuyền dân, nhìn thấy cửa Đại eo Hải Môn rộng lớn sâu vào đất liền vài dặm mới tới khúc sông Bạch Đằng, ước lượng thuyền dân khua mỏ dộng chiêng khoảng độ 7-8 trăm chiếc. Theo lời quân thám báo thời tình hình nầy là đúng sự thật liền nhìn lên trời khoan khoái nói trời giúp ta rồi, trời giúp ta rồi, liền ra lịnh tấn công vào thuyền của dân. Tức thời 1.500 chiến thuyền của giặc khoáy động ầm ầm lao theo nước thủy triều tấn công vào thuyền dân, biết mình chống trả không lại gần 800 chiến thuyền dân hè nhau bỏ chạy thục mạng, quân Ân khoái chí ráo riết đuổi theo nhưng đuổi mãi vẫn không kịp, có người đã sanh nghi ngờ, nhìn cách sợ hãi chèo chống bỏ chạy thục mạng của người dân, thời không có điểm nào khả nghi nhưng đuổi hoài vẫn không túm được chiếc thuyền nào thời lấy làm lạ. Cứ theo đà rượt đuổi, thuyền giặc cứ thế nhanh chóng tiến sâu vào đất liền hơn nữa khúc sông Bạch Đằng Giang chỉ còn hơn hai dặm nữa thời coi như thuyền giặc đã nằm gọn trong ổ phục kích cũng như lọt vào cọc trận.

Tấn Lỗ Mưu là con lớn của Tấn Hầu Công, học nhiều hiểu rộng thấy có nhiều điểm khả nghi, thuyền dân sự mà sao lại khôn lanh như thế hình như có ý dụ ta sâu vào bẫy chúng liền thưa với Tấn Hầu Công. Thưa cha cho thuyền dừng lại, đừng rượt đuổi nữa có nhiều chỗ nghi vấn. Tấn Hầu Công nói nghi vấn chỗ nào, mặt nước mênh mông nào thấy quân mai phục, con không thấy chúng đang đuối sức kia sao, có thằng đã ngã lăng ra chống chèo hết nỗi, con không thấy sao chiêng, trống im bặc, đánh gì nỗi nữa mà đánh, chúng chạy đâu cho thoát, bằng ra lịnh đuổi theo thật gấp, mồm la lớn đầu hàng thì sống chống lại thời chết, chúng gào thét dậy trời dậy đất uy hiếp tinh thần ngư dân. Cuộc rượt đuổi ấy cũng đã đến hồi kết thúc vì thuyền giặc đã sâu vào đất liền hơn 3-4 dặm nữa, tới khúc sông có nhiều chi nhánh tẻ ngan, tẻ dọc. Từ những khúc sông chi nhánh nầy, bất ngờ lao ra đông nghịt những chiến thuyền chủ lực, trang bị hiện đại, chống tên chống lao hữu hiệu xông ra xáp lá cà tấn công xối xã vào quân giặc, sức mạnh của những con kình-ngạc đầy sung sức, lao vào quật ngã những con kình-ngạc đã yếu sức vì cuộc rượt đuổi kéo dài khá lâu.

Nói về thuyền giặc đang ra sức rượt đuổi, tay chân mệt mõi, sức lực giảm sút hơn nữa bất ngờ bị đánh trở tay chẳng kịp, khủng hoảng rối loạn tinh thần chiến đấu, Đao, thương, tên, lao ập tới xối xã như mưa trút, chết chóc thương vong vô số kể, cuộc giao chiến vô cùng khốc liệt, quân Ân càng đấu càng thiệt hại.

Nói về Chủ Soái Triều Chấn Lôi đang huênh hoan khoác lác, bổng có quân vào báo. Bẩm Chủ Soái quân ta đã bị tấn công, lộ vẽ hốt hoảng Triều Chấn Lôi hỏi cái gì, tấn công ở đâu? Bẩm Chủ Soái tấn công ở khúc đầu chúng ta. Có thiệt hại gì không? Bẩm Chủ Soái quân ta thiệt hại vô số kể. Cái gì ngươi nói cái gì, Triều Chấn Lôi đứng hết nỗi té ngồi xuống ghế la hét in ỏi địch từ đâu kéo đến? ai biết mà trả lời tên lính sợ quá chuồng mất tích, la hét để ai nghe, thay vào câu trả lời là hàng loạt tiếng còi đã hụ, Triều Chấn Lôi ngơ ngác không lẽ đó là tiếng tù hiệu lịnh tấn công, không lẽ, không lẽ. Để trả lời câu hỏi ngơ ngác ấy là hàng loạt pháo hiệu tử chiến đã bắn lên trời, như báo hiệu ngày tận số của chúng, 15 vạn quân sẽ vùi xác tại đây. Đến lúc nầy toàn bộ quân Ân đã hiểu, chúng đã rơi vào thế trận mai phục tình thế vô cùng nguy cập. Quân Văn Lang từ đất liền chui lên, từ nhà dân chui ra, từ lùm cây ngỏ hẻm xuất hiện dọc theo hai bên bờ sông đông như kiến, quân reo ngựa hí vang trời.
Tiếng tù hù hụ Bạch Đằng Giang
Giặc Ân khiếp vía, hãi kinh hoàng
Đùng đùng pháo lệnh rền trời đất
Quân reo ngựa hí, khắp Dạ Loan
Trùng trùng lớp lớp quân vây kín
Gươm giáo lao tên dậy réo vang
Giặc Ân thua chí, đành sa lưới
Tháo chạy sao xong, lửa ngập tràng.

Triều Chấn Lôi biết mình đã lọt vào thế trận phục kích khó mà chống đỡ liền ra lịnh rút lui ra biển nhưng ôi thôi không biết từ lúc nào hàng nghìn bè lửa từ cửa biển trôi ra lúc nhúc mỗi lúc một nhiều, xen lẫn bè lửa là cả 200 chiến thuyền quân Văn Lang điều khiển bè lửa, chẳng khác nào như người lùa đàn vịt mỗi lúc mỗi tiếng tới gần thuyền giặc, tuy còn cách xa khoản 6-7 trăm mét nhưng mùi dầu đã nghe nồng nặc theo gió bay tới.       Quân Ân vô cùng khiếp đảm, tính tấp vào bờ tử chiến, thời ôi thôi hàng nghìn bè lửa từ hai bờ lũ lượt lao ra mùi dầu càng thêm nồng nặc làm giặc khiếp hãi la hoảng, hỏa công hỏa công. Giặc Ân co cụm thuyền ra giữa dòng sông, giống như chiếc thuyền to lớn khổng lồ dài hàng mấy dặm.

Đây nói về hàng nghìn bè lưả từ cửa ùa vào tấn công trước, chỉ còn 300 mét nửa là tới thuyền giặc. Triều Chấn Lôi đang khiếp hoảng định ra lịnh cho thuyền xông vào vẹt bè lửa mở đường máu thoát ra biển. Nhưng bè lửa lúc nầy trôi đi rất chậm và hình như đứng lại hẳn. Như chợt nhớ ra điều gì. Triều Chấn Lôi nhìn xuống nước thời hiểu ra tất cả. Nước thủy triều đã rút. Đáng lý hàng nghìn bè lửa phải trôi giạt ra biển. Nhưng do gió Đông Nam thổi mạnh nên bè lửa chưa trôi theo dòng nước được. Như người sắp chết đang vớ được cái phao.

Triều Chấn Lôi hét lớn. Có lối thoát rồi. Chúng ta không những thoát, mà còn đánh cho quân Nam một trận nên thân. Trước sự ngu đần của chúng.

Bên cạnh Triều Chấn Lôi, Có một vị tướng luôn luôn bình tỉnh trước nguy hiểm. Chính là Tề Mạnh Thâu. Thấy tình thế đã thay đổi, Tề Mạnh Thâu nói. Sao chúng ta không dùng hỏa công để tiêu diệt chúng. Khi tất cả thuận lợi đều thuộc về ta. Nước thủy triều rút mạnh, ngọn gió Đông Nam không còn tác dụng đẩy bè về phía chúng ta. Mà trôi ngược về phía chúng. Đây là cơ hội cho ta phóng hỏa, tiêu diệt chúng mở đường thoát ra biển.

Triều Chấn Lôi khen. Tướng quân quả là người cơ trí lanh lẹ, chờ thủy xuống mạnh là tấn công. Liền ra lịnh cho binh lính chửng bị tên lửa, gậy ông đập lưng ông. Đốt giặc không xong trở lại đốt mình.

Nói về 200 chiến thuyền ra sức lùa hàng nghìn chiếc bè chất đốt tẩm dầu về phía thuyền giặc. Bất ngờ không trôi được nửa. Chuyển hướng chầm chậm trôi ngược ra biển. Quân Văn Lang kinh hoảng phát hiện nước thủy triều đạt đỉnh đang xuống mạnh. Ngọn gió Đông Nam quá yếu không đủ sức đẩy bè về phía giặc. Ngược lại trôi về phía ta. 2 vạn quân cùng 200 chiến thuyền đang rơi vào tình thế nguy hiểm. Không còn con đường nào tốt hơn là hy sinh cho Tổ Quốc sống còn, giăng hàng ngang cản bè không cho bè trôi ra cửa. Chận đứng đường rút quân thù. Triều Chấn Lôi thấy quân Văn Lang liều mạng như vậy rởn da gà nổi da ốc khiếp đảm cho tinh thần quyết tử của quân Văn Lang sanh ra từ đất mẹ.
Lớn lên từ Tổ Quốc non sông
Lớn lên từ Quốc Đạo cha ông
Nay quê hương bị ngoại xâm dày xéo
Ơn Tổ Quốc đã đến giờ đền đáp
Biến thân hình thành lửa đốt giặc Ân
Nầy chiến sĩ hởi con cháu Rồng Tiên
Hãy tiến lên, gào thét tiến xung phong
Hãy tiến lên, vùi dập lũ ngoại xâm
Hãy tiến lên, làm rạng rở non sông.

Đây nói về Đảo Đài Châu. Hay còn gọi là Đảo Thần Tiên. Chim muôn vạn thú, kỳ hoa dị thảo. Cây quả sum sê. Là nơi lý tưởng cho người tu thiền luyện khí. Rời xa thế tục tu thiền đắc Đạo làm việc cho Trời. Trong số thế ngoại Cao Nhân ấy, phần nhiều là các bật Tu sĩ nước Văn Lang.  Nơi am vân tự Động Hoàng Vũ, có vị Thánh Nữ Quang Âm Tu Tiên Đắc Đạo. Thấu hiểu huyền cơ Tạo Hóa. Đang lúc nhập thiền nhìn thấy tia sáng, từ hạ Thiên Vũ Trụ bay xuống Dạ Loan Châu.
**************

HẾT QUYỂN 4

0 nhận xét: